Thursday, September 22, 2022

Tù Khổ Sai - Người Lính Võ Bị Bất Khuất

Tù Khổ Sai - Người Lính VB Bất Khuất

by Nguyễn Văn Thành
 
 
--------------------
 
  
 --------------------------------
* BỐN ĐẠI TÁ TRỐN TRẠI - Võ Hữu Hạnh (Đ/Tá Đặng Phương Thành, K16/TVBQGVN)
* NGHÌN DẶM LƯU ĐÀY (5) - Trần Công Đài K16/TVBQGVN
* ĐÔI NGÃ (6) - Trần Công Đài K16/TVBQGVN 
* VỀ NAM (31) - Trần Công Đài K16
* "Trốn Trại" Cải Tạo "Vượt Ngục" - Nguyễn Ngọc Thạch Khóa 20/TVBQGVN 
 
Nguyễn Phán (Khóa 24/TVBQGVN/BĐQ)
 
 

 

 7. Dòng Thương Tích - Cao Nguyen

(viết giùm mày - nửa trái tim điên
vạch vết thương tìm hồn phách vợ!)
... thư viết tiếp - những lời còn bỏ lửng
từ bữa xa, sóng đánh lủng mạn thuyền
anh đuối sức dọc theo triền cát vỡ
em đau đời thiếp ngủ đáy trùng dương!
bao nhiêu năm xa rồi mà cứ ngỡ
mình bên nhau tay quấn quít yêu thương
như chính anh vẫn còn chưa đủ rõ
ã bao lần ngồi đếm lại vết thương!
trí rờ rẫm, lòng đau từng thớ thịt
giọt nước mắt lăn - tiếng rít quặn hồn
sâu dữ lắm em ơi! dòng thương tích
cắt ngọt thư anh, máu chảy ròng ròng!
cát bụi đời rịt vết thương sao nổi
nên chờ em, hồn phách trở về đây
anh mớm cho em hạt cơm Quê Nội
đã mua bằng ảo vọng nắm trong tay!

 

6. Quê Nhà Việt Nam - Cao Nguyen

nơi nào chôn rốn nhao tôi
vun thân chắp ngọn vào đời thế gian
lớn trong sữa Mẹ ngọt hìền
xanh tươi giữa cõi Rồng Tiên cội nguồn
nơi nào đẫy giấc tuổi buồn
đất cằn sỏi đá, máu tuôn thành dòng
dấn thân vào cuộc Thu Đông
ngủ trong tiếng khóc vỡ dòng ước mơ
nơi nào đốt cháy tuổi thơ
rong rêu mờ phủ quanh bờ sử thi
thét gào đứng dậy mà đi
tâm rung tim vỡ hoài nghi cuộc đời
nơi nào ruồng bỏ xác tôi
hồn đi lưu lạc cõi người mộng du
lách thân qua khỏi cửa tù
chen chân ngột ngạt giữa thời áo cơm
nơi nào lưu đọng tủi buồn
trầm thân nhục ảnh hoàng thành phế hoang
kỷ cương luân lý úa vàng
nhơ trang chiến sử, điêu tàn mộ bia
nơi nào cốt nhục chia lìa
Tổ Tiên ảo ảnh phân chia ngọn nghành
cội căn truy lục vòng quanh
chứng di địa cuộc phân tranh sơn hà
@
Việt Nam nơi ấy quê nhà
ngày mê, đêm mộng thiết tha vọng về
thoát đời khỏi cuộc hôn mê
cũng xin giữ được hồn quê bên mình
Quê Hương mong cuộc hồi sinh
rộn vang tiếng hát tự tình Cháu Con
Núi Sông còn – Tổ Quốc còn
mãi thơm dòng máu Lạc Hồng trong thân!

 

5. Niệm Từ - Cao Nguyen

hơn bốn mươi năm trôi qua  
mà thơ em viết còn nhòa lệ rưng
chữ đi lời cứ ngập ngừng
tình cay xốn mắt vạn lần nhớ anh
tháng Tư thắp nén hương trầm
theo làn khói tỏa gọi anh nghẹn lời
còn không anh những nụ cười
giữa vòng tay ấm dưới trời hỏa châu
lệ nhòa tim buốt nhói đau
lặng nhìn di ảnh trắng màu khăn tang
chưa buông súng đã đầu hàng
ra đi với nỗi bàng hoàng thế nhân
xa anh xa cả mộ phần
quê hương đành đoạn khắc trong niệm từ
đất sầu đẫm lệ tháng Tư
trời đau trường khúc biệt từ lưu vong!

 

4. Đợi - Thuyphuong Lam  

Tôi và thằng con trai ít có thời gian ở gần nhau. Buổi sáng cháu đi làm đến chiều về thì đi tập thể dục hoặc lúc rảnh thì café tán gẫu với bạn bè. Về nhà ăn uống xong xem tin tức, nghe nhạc rồi đi ngủ để sáng mai bắt đầu một ngày mới.
  Tôi và con tôi ít có cơ hội trao đổi với nhau về thời cuộc và tình hình của đất nước từ khi tôi là người của thế hệ trước đã bị cướp nước. Con trai tôi thuộc thế hệ sinh sau 75 và được dạy dỗ dưới mái trường xã hội chủ nghĩa nên tôi không thiết tha gì, mà thực sự tôi cũng không qua trường lớp thời cộng sản nó cai trị nước nên cũng chẳng biết gì để mà nói với nó.
  Trong lòng tôi chỉ nung nấu ngọn lửa hận thù và mong đợi một ngày những gì của chúng ta bị mất sẽ lấy lại được. Một phần tôi e khi nói với nó quan trọng là nó có hiểu gì về thời VNCH mà tổ tiên ông bà đã khó khăn gầy dựng từ buổi sơ khai dựng nước và giữ nước để thế hệ cha mẹ và bản thân nó được hưởng hay không? Nổi đau thương mất nước của chúng ta đã làm cho tổ tiên ông bà không được yên lòng nơi cõi vĩnh hằng hay không? Tôi thấy xấu hổ vì những gì mà tổ tiên ông bà để lại những kẻ hậu bối là tôi không gìn giữ được. Chỉ thấy thương cho những đứa trẻ sinh sau đẻ muộn chưa biết cái cảm giác được sống với thời VNCH bình yên và hạnh phúc ra sao?
  Có một lần cũng vào dịp 30/4 & 01/5 thằng con được nghỉ làm , buổi sáng nó ngồi trước tivi xem diễn hành. Tự nhiên tôi nghe nó nói :" Bày đặt giải phóng làm chi cho dân mình phải khổ còn tụi cướp nước thì ngày càng sung sướng giàu sụ. Mượn cớ để xâm lăng nước người ta,  hòa bình độc lập tự do dân chủ gì mà dân không có quyền làm chủ, không được quyền nói, khốn nạn quá mà..."
  Ai dạy cho nó, tôi cũng chưa từng nói với nó. Đều làm cho tôi cảm thấy vui và con mình nó đã hiểu và biết rõ bản chất khốn nạn gian manh của bọn cộng cướp này. Giới trẻ bây giờ chúng đã sáng mắt và hiểu biết rất nhiều dù không ai dạy không ai nói với chúng nó. Mà là do cái bọn cộng cướp quá trơ tráo lộ liễu, nạn tham nhũng móc ngoặc bỏ túi riêng. Bọn lãnh đạo cấp cao nó bán nước trắng trợn công khai trước bàn dân thiên hạ.
   Chửi Mỹ như sấm mà đưa con sang Mỹ du học rồi mua nhà và tìm cách ở lại. Tiền ở đâu ra? Tiền từ tham nhũng và tiền bóp cổ dân ,thuế má cao mà có để bỏ túi riêng.
  Thử nhìn lại xem 43 năm giải phóng bọn khốn nó đã làm được gì cho ích nước lợi dân, mà hể có người đứng lên đại diện cho người dân thì nó ghép tội cho người ta rồi đưa vào chốn ngục tù khổ sai. Ức chế vô cùng.
  43 năm đất nước tụt hậu so với các nước láng giềng ,trước 75 họ từng ao ước phải chi được bằng đất nước mình, bây giờ họ bỏ Việt nam một khoảng cách khá xa.  
   Hôm qua trước lúc tôi đi chơi phòng trà con trai tôi nó nói :" Mẹ đi chơi cho khuây khỏa, tuổi mẹ giờ cũng đã lớn rồi, không lẽ bà ngoại đau thì mẹ cứ ở nhà hoài hay sao? Cứ nghĩ là ngoại bình yên sống bên cạnh con cháu là tâm trạng mẹ sẽ thấy thoải mái tự nhiên thôi. Đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh của trung cộng, lúc đó mẹ muốn đi chơi tự do cũng không còn được nữa."..
  Tôi hỏi nó cũng biết về việc này nữa sao thì nó nói :"chuyện lớn như vậy mà ai lại không biết. Giờ mà cứ ngồi đó an phận câm như hến để cho nó bán nước mình cho giặc, lúc đó tụi trung quốc nó hành hạ dân mình thì có muốn cứu nước cũng đã muộn..."
  Tự bao giờ mà nó có suy nghĩ sâu xa như vậy. Tôi vẫn tưởng nó không quan tâm không biết gì. Hỏi thì nó nói bạn bè nó đứa nào cũng biết.
  Nó nói với tôi :" Mẹ có biết lá cờ trung quốc hồi trước nó là một sao lớn với ba ngôi sao nhỏ, bây giờ nó gắn thêm một sao nữa là bốn sao tức là Việt nam của mình đó..."
  Thú thật tôi quá ghét các nước cộng sản nên có bao giờ để ý đến đâu , vậy mà thằng nhỏ lại biết. Tôi mở miệng ra là nói yêu nước, căm thù cộng sản mà không làm gì được nó, chỉ biết ra rả chửi rủa nó mỗi ngày tới mỏi miệng ,càng thấy xấu hổ với đất nước tổ tiên ông bà cha mẹ mình.
  Chỉ mong sao có nhiều người trẻ ý thức cùng đứng lên xiết chặt tay nhau để dành lại đất nước mình và xây dựng lại những gì đổ nát mất mát của 43 năm dài đã qua. Tất cả đều đang trông đợi, vì tương lai con cháu chúng ta sau này. 

Phượng 06/4/2018.


3. Tôi Sẽ Đến
 
Nếu có dịp tôi về thăm quê mẹ
Tấm thân già lặn lội khắp chốn xưa
Để thăm lại những địa danh chiến tích
Nơi máu xương loang đổ chiến tranh buồn
Nếu có dịp về thăm vùng biên ải
Sẽ lần mò tìm mộ cũ bạn xưa
An Lộc địa ngàn đời lưu danh sử
Máu Bình Long tô đậm quốc quân kỳ
Tôi sẽ ghé từng vệ đường hóc núi
Đốt nén nhang truy điệu những anh linh
Dân chạy loạn hòa chung dòng máu lính
Đã mất đi vì bom đạn vô tình
Tôi sẽ đến những đường mòn xưa cũ
Khấn nguyện cầu cho đồng đội anh em
Đã nằm đó tháng ngày mồ vô chủ
Bao nhiêu năm thân xác hóa tro bùn
Tôi sẽ đến vùng tuyến đầu khổ ải
Nơi một thời từng nếm mật nằm gai
Máu hòa đất đắp hào che mạng sống
Xác xây thành dựng lại ngọn cờ xưa
Nếu có dịp tôi về thăm quê cũ
Bao tháng ngày từ khi bỏ quê hương
Ôm tủi nhục nỗi đau ngày gẫy súng
Hận tha hương ảm đạm tháng Tư Buồn
Bao nỗi nhớ những tủi hờn năm cũ
vẫn còn đây dù cơn lốc thời gian
Ai kẽ thắng … ai là người chiến bại
Câu trả lời … lịch sử sẽ định phân ….
Thuyền Qua Lối Cũ.
Tuấn TT. Feb 21. 2022

 

2. Con Trâu Đâu Có Cải Tạo!
  
Biết tui là dân HO nên có người biểu tui kể thử một câu chuyện thật xảy ra trong tù cải tạo . Nếu tui kể hổng được thì người ta hổng tin vào cái bằng Tiến-Sĩ Cải-Tạo của tui. Chắc người ta nghi tui làm bằng giả để đi HO. Mà cũng thông cảm thôi vì Việt-Nam sau khi bị VC toàn trị rồi thì cái gì cũng có thể dỏm được. Mà bằng cấp thì càng dỏm nhiều hơn và Tiến-Sĩ thì nhiều đếm hổng xuể. Bởi tại bị vậy nên tui mới viết bài nầy hổng thôi người ta nói cái bằng Tiến-Sĩ Cải-Tạo của tui là bằng giả . Bài nầy tui đặt tựa là “Con Trâu Đâu Có Cải Tạo !”.
 
Câu chuyện nầy xảy ra tại trại cải tạo Nam-Hà vào khoảng năm 1979-1980 ( vì lâu quá nên tui hổng dám chắc năm nào ) . Thời gian đầu của đời tù cải tạo thì những người tù bị đưa lên vùng núi Hoàng-Liên-Sơn do bộ đội quản lý. Tới năm 1978 vì sư phụ Trung Cộng muốn dạy cho đệ tử Việt Cộng một bài học nên đánh tràn qua biên giới Việt-Trung. Do đó tù cải tạo được chuyển giao qua cho công an quản lý để bộ đội rảnh tay mà tiếp thu bài giảng của thầy. Rất nhiều tù, trong đó có tui, được chuyển về trại Nam-Hà vào năm 1978.
 
Sau vài ngày ổn định mọi thứ thì các tù binh bắt đầu được lên lớp và sau đó là đi lao động. Về lên lớp, nói chung, thì các cán bộ công an cũng nói y hệt như các cán bộ bên bộ đội. Đại khái như: Mỹ là đế quốc xâm lược; ngụy quyền miền Nam là tay sai bán nước; ngụy quân là công cụ đánh thuê; tất cả các người tù đều là có tội chết nhưng được Đảng khoan hồng tha chết và cho đi cải tạo, lao động để trở thành người lương thiện; lao động là vinh quang chớ hổng phải là đày ải, hành hạ. Chỉ khác một điều duy nhứt là bên bộ đội thì không kêu chúng tôi là tù mà cũng cấm chúng tôi không được tự xưng và kêu nhau là tù; còn ở trại Nam-Hà nầy thì các cán bộ công an nói thẳng chúng tôi là tù cải tạo. Còn về công việc lao động thì tui đã làm qua nhiều thứ như phụ xây thêm nhà tù, làm ruộng trồng lúa, đào kênh thủy lợi, trồng nấm, đục đá . Mỗi công việc đều có nhiều chuyện để kể nhưng trong phạm vi đề tài của bài nầy tui chỉ kể giới hạn về công việc làm ruộng trồng lúa mà thôi.
 
Trại Nam-Hà nằm trên một khu đồi cao gần bên một quả núi nhỏ và ngay cạnh con đường đất (nghe nói đường nầy có thể đi tới chùa Hương). Bên phía dưới thấp là vùng đầm lầy ăn liền ra đồng ruộng của hợp tác xã. Công việc làm ruộng được bắt đầu lúc đó là đang mùa đông. Và ai cũng biết làm ruộng trồng lúa thì sẽ có những việc như cày, bừa, gieo mạ, cấy lúa, gặt lúa rồi đập và phơi lúa. Đám tù được dẫn ra tới ruộng mới biết công việc cụ thể mà mình phải làm ra sao. Những thửa ruộng đã gặt xong tự hồi nào chỉ còn trơ gốc rạ . Ruộng đang ngập nước, đất đã mềm sẳn nên hổng cần cày mà chỉ có bừa. Bừa để nhận những gốc rạ chìm xuống sình lấy chỗ cấy lúa. Và xưa nay việc kéo cày hay kéo bừa nếu hổng có máy thì là do con trâu làm. Người thì cầm càng đi phía sau điều khiển con trâu. Nhưng khi ra tới ruộng mới biết hổng có máy cày mà cũng hổng thấy con trâu nào dù trại có nuôi một bầy trâu mấy chục con. Té ra là mọi thứ sẽ do người tù làm hết. Tù được chia thành từng nhóm 4 người cho một cái bừa. Trong nhóm thay phiên nhau, ba người kéo bừa đi trước thay con trâu và một người cầm càng đi sau giữ bừa. Mèn ơi! Trâu thì hổng xài lại bắt người kéo thế. Cái nầy mà dám nói là vinh quang hổng phải đày ải đây. Theo tui thì đày ải chỉ một phần, mà phần lớn là muốn hạ nhục người tù. Dĩ nhiên là tất cả mọi người tù đều phải chịu nhục mà làm. Người nầy nhìn người kia cùng nuốt hận để làm. Không hẹn mà nên, những người cầm càng phía sau không ai dám đứng lên cái bừa cho bạn kéo như khi điều khiển trâu mà chỉ lội sình để cầm càng . Coi vậy chớ kéo cũng nặng lắm vì lội sình đã khó đi rồi mà đằng nầy còn phải kéo cái bừa nữa. Những bước chân nặng nề dưới ruộng sình. Những bắp chân tái tím vì dầm trong nước lạnh buốt. Những thân hình co ro, lầm lủi trong gió mùa đông. Hoạt cảnh nầy liệu có nơi nào trên thế giới có được hay không. Làm được một lúc là bắt đầu nghe có tiếng cự nự trong các nhóm kéo bừa. Mấy anh kéo bừa phía trước cự anh cầm càng phía sau:Bộ mắc ông nội mầy hay sao mà đè chi nặng dữ vậy mậy . Đè vừa thôi. Một hồi tới phiên mầy kéo là tao đè lại cho biết.
 
Thì ra anh cầm càng mà đè mạnh chừng nào thì mấy anh phía trước phải kéo nặng chừng nấy. Mà hể đè hổng mạnh thì gốc rạ hổng chịu chìm. Nghe nhóm nầy cự rồi tới nhóm kia cự đâm ra thấy tức cười. Mà cười ra nước mắt. Hổng ai có thể tưởng tượng được cuộc đời của mình có lúc lại thê thảm như vầy. Chắc mấy tay cán bộ trên bờ đang hả hê trong bụng lắm. Người nào nghĩ ra được “phương cách” lao động nầy chắc phải được Đảng tuyên dương. Trong đám cán bộ có một người có vẻ là có thớ lắm, đó là thiếu-úy Lự. Hắn đi vòng vòng từ đội tù nầy tới đội tù khác dòm ngó. Đi tới đâu hắn cũng kêu tập họp tù lại cho hắn lên lớp. Bởi vậy đám tù cũng khoái cho hắn tới chỗ mình mà lên lớp lắm. Hổng phải vì hắn nói hây nên muốn nghe. Vì hắn nói thì cũng như con két nói, chỉ toàn lập lại những điều cũ rích. Hắn vừa nói một tiếng là ai cũng biết hắn sẽ nói tiếp cái gì . Vậy thì tại sao tù lại khoái nghe hắn nói ? Thưa hổng phải khoái nghe hắn nói, mà chính là khoái được đứng để nghỉ ngơi khỏi làm trong mươi mười lăm phút. Hắn nói càng dai càng tốt vì mình được đứng nghỉ càng lâu. Lần đó hắn lại chỗ đội tù của tui để lên lớp. Sau khi nói đã đời, hắn kết luận:
Các anh cần phải tích cực lao động cho có năng suất cao. Về với gia đình sớm hay muộn là tùy ở chính bản thân các anh. Không phải chỉ làm chiếu lệ cho hết giờ , mà làm cho hết việc và mỗi người cần phải phát huy sáng kiến để gia tăng năng suất .
Nói xong thì hắn hỏi như thường lệ là ai có ý kiến hoặc thắc mắc gì hôn. Thường thì hổng ai có ý kiến ý cò gì ráo. Nhưng lần đó có một anh bạn tù đưa tay lên. Hắn chỉ về anh bạn đó và hỏi anh muốn nói gì. Anh bạn tù nói :
Thưa cán bộ, muốn gia tăng năng suất lao động, ở trại có nuôi một bầy trâu mấy chục con sao không xử dụng để kéo bừa ?
Chà! Câu hỏi nầy có lý quá ha. Ai cũng thấy ý kiến của anh bạn tù nầy cũng chính là ý kiến của mình nên rất hào hứng với câu hỏi nầy. Các bạn có biết thiếu úy Lự trả lời ra sao hôn? Hắn hổng cần suy nghĩ gì cho lâu mà phán ngay một câu xanh dờn với một vẻ đắc ý như vừa nghĩ được một câu danh ngôn bất hủ:
Các anh mới cải tạo chớ con trâu đâu có cải tạo mà bắt nó kéo bừa.
Nói xong hắn gật gù với vẻ mặt hả hê, dương dương tự đắc nhìn từng gương mặt xanh tái của đám tù vì câu nói xanh dờn của hắn. Mọi người im thin thít và nghẹn họng như vừa bị tạt một gáo nước lạnh vào mặt giữa trời đông. Đúng là VC nói vậy mà hổng phải vậy.
Tui chợt nhớ tới lời của tổng thống Nguyễn-văn-Thiệu “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”. Tiếc thay khi mà cả miền Nam lẫn miền Bắc Việt-Nam đã nhìn thấy được những gì cộng sản làm thì…quá trễ. Vậy mà tới giờ cũng vẫn còn có những người hổng nhìn thấy, hay nhìn mà cố tình hổng chịu thấy những gì cộng sản đã làm .
LHN .
 
1. CUỘC ĐỜI ĐÁNG SỐNG
(fb Tony Nguyễn)
 
"Có một thời ngỡ dĩ vãng phai phôi,
Nhưng ký ức một thời còn nguyên vẹn."
(nguoivotinh)
CÓ một thời bướm vừa ra khỏi kén,
MỘT thời vô tình lỗi hẹn người yêu.
THỜI rất xa nhưng nỗi nhớ rất nhiều,
NGỠ giấc mơ buổi chiều đang chợt tỉnh.
DĨ vãng từ đâu quay về hiển hiện,
VÃNG bên tai lời kể chuyện ngày xưa.
PHAI nhạt dễ gì tháng nắng ngày mưa,
PHÔI đã đủ bông hoa vừa kịp hé.
NHƯNG mẹ Việt gặp cơn đau quặn xé,
KÝ thác đời mình tuổi trẻ tương lai.
ỨC triệu cánh dù, muôn vạn đoá mai,
MỘT lớp trai hùng tung bay tám hướng.
THỜI thuở đó hiên ngang vi lý tưởng,
CÒN lại đây vùng tâm tưởng không rời.
NGUYÊN vẹn trong ta kỷ niệm một thời,
VẸN nguyên trong ta cuộc đời đáng sống.
Tony Nguyễn
 
Số Thứ Tự:
* Nụ Cười Xinh - Mũ Xanh Phạm Văn Tiền (K20)
 
 

No comments:

Post a Comment