Wednesday, September 21, 2022

Trần Ngọc Toàn - K16/TĐ4/TQLC/QLVNCH

Người Lính Võ Bị Năm Xưa - Trần Ngọc Toàn K16/TĐTr/TĐ4/TQLC/QLVNCH
Vào dịp về Sàigòn dự lễ Diễn Binh 26 tháng 10-1962 của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được thông báo Không Quân sẽ chọn lấy 30 Sĩ Quan tốt nghiệp về Quân chủng này. Nhà Trường đã khuyến khích các SVSQ tình nguyện đi khám sức khoẻ ở Tân Sơn Nhất càng nhiều càng tốt.

 ------------------------------------

 
 
2. Tuổi trẻ ngông nghênh
Ham vui nên "Cao bồi" cũng chạy theo bạn bè nhảy lên xe GMC trực chỉ Bộ Tư Lệnh Không Quân. Thủ tục khám sức khoẻ phi hành và lập hồ sơ an ninh đã đưọc tiến hành nhanh gọn để còn kịp chạy ra dạo phố Catinat, Nguyễn Huệ. Quân phục xuất trại muà Hè bốn túi bằng vải Jaspé với cầu vai An-pha đỏ ba gạch sáng chói khiến chàng đi ngoài đường cứ ngẩng mặt lên trời.

Ngày nào còn đi học trên thành phố núi Đà lạt, nhìn mấy anh trong phi hành đoàn Không Quân "mặc áo liền quần" màu xám tro với dây lưng đạn và khẩu Rouleau lủng lẳng, chàng cứ mơ ước một ngày nào đó mình cũng đóng vai người hùng hào hoa phong nhã như thế. Bây giờ mộng ước đã vừa tầm tay với rồi. Chắc ăn như bắp. Bay gì thì bay. Thế nào cũng tìm cách ghé "thành phố buồn" cho thoả dạ, thoả chí, coi mấy em đẹp kênh kiệu thuở ấy bằng nửa con mắt cho bõ ghét. Bây giờ theo đám bạn cùng khoá vào quán kem Mai Hương ngồi ngó nhìn thiên hạ cái đã.

Trở về Trường khi bắt đầu mùa quân sự năm thứ ba, chợt nghe có lệnh cả khoá đáp phi cơ về Nha Trang để theo học khoá Rừng Núi Sình Lầy ở Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân tại Dục Mỹ. Tuổi mới ngoài 20 nên chàng hăng hái lên đường "chẳng nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ". Do thời tiết sương mù ở phi trường Cam Ly nên mãi đến gần tối cả khoá mới tập trung đầy đủ ở phi trường Nha Trang trên các chuyến bay C.47.
Chàng mải miết quan sát các Hoa tiêu và Phi hành đoàn và chắc mẩm một ngày nào đó mình cũng "ung dung" như thế. Do chậm trễ, đêm hôm ấy cả khoá được đưa về tạm trú ở Hậu Cứ của Tiểu Đoàn 1 Đổ Bộ (sau này là TQLC) ngay sát phi trưòng nhìn ra hướng biển.

Mẹ của "Cao Bồi" qua đời sau một cơn bạo bệnh lúc chàng mới lên 9 tuổi, ngay sau khi đứa em gái lọt lòng. Ông Nội của chàng nhận đức em gái làm con, từ đó để chia sẻ gánh nặng. Ông bố chàng do vấn đề lôi thôi với Việt Minh, đã dắt bốn anh em trai của chàng đến gửi cho nhà ông Cậu ruột ở nhà Đoan bên xứ đạo dòng tu Domaine de Marie. Hai năm long đong chưa yên chỗ, ông Bố gom cả về ở căn Biệt thự số 17 trên đầu dốc Prenn với bà Kế mẫu và một đứa con trai riêng. Và bà tiếp tục sanh thêm năm một. Đúng là chàng đã nếm mùi "Mây đời bánh đúc có xương. Mây đời Dì ghẻ mà thương con chồng". Cũng còn may mắn là anh em chàng đều thi đậu vào trường Trung học Công Lập. Đứa em trai kế mới 12 tuổi đã ngã bệnh suy tim. Chẳng ai buồn chăm sóc. Rốt cuộc nó bị đưa vào Nhà Thương Thí giao cho mấy Ma Soeur bên Dòng Thánh Mẫu. Chàng vừa còn nhỏ tuổi, vừa là con trai vốn tính phổi bò nên thương em mà không biết làm sao chăm sóc. Đi thăm em ở Nhà Thương chỉ có tấm lòng và hai bàn tay trắng. Mấy tháng sau đứa em côi cút đáng thưong qua đời. Chàng khóc lớn tiếng như ngày Mẹ từ trần.

Dù long đong, vất vả hai anh em chàng cố đeo đuổi đến trường Trung Học Quang Trung. Vừa qua năm Đệ Tứ, ông anh bất mãn bỏ nhà về quê Ngoại ở Nha Trang. Sau đó, chàng nhận được lá thư của ngưòi anh ruột cho biết đã đăng vào lính của Tiểu Đoàn 1 Đổ Bộ. Có lúc nghe tin ông anh được cho về dạy mấy lớp Tiểu Học của Trại Gia Binh.

Bây giờ chàng đưọc ghé lại tạm trú ở Doanh trại của Tiểu Đoàn 1 Đổ Bộ chờ xe đón lên Dục Mỹ vào ngày hôm sau. Sau khi yên chỗ ngủ qua đêm, chàng lần mò đi tìm thăm ngưòi anh ruột. Hỏi thăm lòng vòng một lúc rồi chàng mới vào Câu Lạc Bộ của Tiểu Đoàn. Mấy ngưòi lính đang quây quần quanh bàn nhậu nói cười rộn rã với đống vỏ chai bia "Con Cọp" ngổn ngang.

Một người vừa cầm chai bia lên ngửa cổ tu vừa đưa tay chỉ về hườnng quày thu tiền, vừa nói:
- "Chuẩn Uý tới hỏi ông Thượng Sĩ Thiêng đằng đó thì biết".

Chàng thấy lúng túng khi bị lính gọi là Chuẩn Uý, nhưng cũng mạnh dạn tới hỏi:
- Thượng Sĩ à , tôi có ngưòi anh ruột tên Trần Ngọc Hiệp ở Tiểu Đoàn này. Thượng Sĩ có biết bây giờ anh ấy ở đâu không ?

Người Hạ Sĩ Quan già ngước lên nhìn mắt nhấp nháy một lúc rồi mới từ tốn nói giọng Bắc:
- Trần Ngọc Hiệp à! Cậu ấy bị đổi ra đơn vị đang hành quân ở Ban Mê Thuột rồi. Nghe nói ba gai ba góc thế nào ấy. Đang dạy học mà.

Lòng chàng chợt chùng xuống. Nỗi niềm xao xuyến lo âu dâng lên muốn nghẹ cổ. Hình ảnh đưá em trai đã chết tức tưởi còn đầy xúc động trong tim chàng. Chợt ông Thượng Sĩ lôi từ ngăn kéo ra quyển vở học trò loại 100 trang quăn queo cuốn góc rồi nói đĩnh đạc:
- Đây này, cậu ấy còn ghi trong sổ nợ Câu lạc bộ tháng này đây. Chuẩn Uý xem đi.

Chàng với tay đỡ quyển tập nhìn vào trang giấy lật mở nhận ra ngay chữ của người anh đề tên trên đầu với nét bút tháu như vẽ. Một gói Capstan 5 đồng. Năm chai Con Cọp. Một tô phở. Một đĩa cơm sườn. . .
Chàng đưa quyển tập trả lại cho ông Thượng Sĩ rồi nói:
- Thưọng Sị tính hết số tiền anh tôi ghi nợ giùm đi. Tôi sẽ trả cho anh tôi.

Sang năm thứ ba, chàng đã đưọc lãnh lương Chuẩn Uý nên cũng rủng rỉnh.

Đếm tiền trả cho ông Thượng Sĩ quay về chỗ ngủ, chàng đã quyết định một việc theo tiếng gọi của con tim. Chàng sẽ bỏ không đi Không Quân mà tình nguyện về TQLC với hy vọng sẽ có cơ hội giúp cho anh ruột của mình. Chưa biết cách nào, nhưng tin chắc sẽ đựợc.

Mãn khoá Rừng Nuí Sình Lầy qua nhiều thử thách cam go thực tế ngoài chiến trưòng, chàng quyết tâm về TQLC. Đến gần ngày mãn khoá Võ Bị, được biết Không Quân cần thêm ngươì về khám sức khoẻ và điều chuẩn an ninh. TQLC chỉ chọn lấy 10 người về binh chủng. Lúc ấy với lời động viên nặng ký của vị Chỉ huy trưởng là Trung Tá Trần Ngọc Huyến, khoá của chàng lao xao đâm bổ ra các đơn vị chiến đấu đã lừng danh như Nhảy Dù, TQLC. Đã rút tên ra khỏi KQ rồi mà không đi TQLC được coi như "thua cháy túi" nên chàng lo lắm. Lại nghe tin Bùi Quyền đã chọn Nhảy Dù và Á Khoa Nguyễn Xuân Phúc đi TQLC. Thứ tự chọn binh chủng xếp ưu tiên theo hạng điểm tốt nghiệp từ trên cao xuống mới gay. Coi như chỉ còn 9 chỗ cho hơn 200 người chọn.

Cuối cùng chàng cũng đưọc toại nguyện. Sau này, khi đã già dặn tuổi đời có lúc chàng cũng than "mình đã chọn lầm binh chủng". Có người bạn an ủi nếu đúng con ngươì có số, sang KQ lái máy bay e rằng chàng đã tiêu đời trai, đâu có cơ hội bò tìm đưòng sống ba đêm hai ngày ngoài rừng khi bị ba phát đạn bị thương ở trận Bình Giã. Dù sao, trong thâm tâm cũng đã có lúc thấy tiếc đã không đi Không Quân cho thoả chí bay bổng, giang hồ vặt mà lại hào hoa "phong đòn gánh" nữa.

TRẦN NGỌC TOÀN

 

Vào cuối năm 1974, khi tôi cùng Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến trấn đóng Căn cư Barbara, nằm dưới chân phía Đông rặng núi Trường Sơn, ngang Quảng Trị giáp sông Mỹ Chánh, khoảng 9 giờ sáng , chợt Sĩ quan
Tuỳ viên của Tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh Sư đoàn TQLC , gọi máy truyền tin báo cho biết tôi chuẩn bị quân phục chỉnh tề, đón chiếc trực thăng sẽ đến bốc tôi ra Làng TQLC, thiết lập sau biến cố 1972, nằm bên cạnh Quốc lộ I, vùng Hải Lăng, Quảng Trị. Tôi không biết việc gì. Cứ nón sắt, dây súng đạn đầy đủ nhảy lên máy bay. Khi đến gần nơi, nhìn xuống tôi thấy lô nhô
đám dông mặc thường phục trên bải trống, gần sân khấu dã chiến. Trực thăng đáp xuống một bải trống, gần đám đông. Máy chưa tắt, tôi nhảy xuống rồi cúi đầu chạy về phía đám đông. Bổng cô em gái tôi, đang ở trên Đà Lạt, chạy ào về phía tôi, vươn hai tay với nụ cưới rạng rở. Tôi hết sức ngạc nhiên và vui mừng khôn xiết. Em tôi nắm tay tôi, nói rộn rả: “ Em nói với ông Tướng Lân em muốn đuợc gặp anh, nhân chuyến đi thăm vùng giới tuyến với các sinh viên du học ngoại quốc về thăm quê hương.”

Tôi không nói được gì vì xúc động nên chỉ nhìn em sau một thời gian xa cách. Cô em tôi nay đã là sinh viên Văn khoa Đà Lạt sau khi tốt nghiệp Tú Tài 2 Pháp bên trường Lycée Yersin. Cao ráo và xinh xắn như nữ tài tử
Củng Lợi đóng phim Trung hoa nên khi Ngọc chạy tới gặp tôi, có một số chàng sinh viên du học trẻ chạy theo. Ngọc quay qua giới thiệu :” Đây là anh A học bên Pháp, anh B học bên Mỹ.....” Tôi chỉ cười và chào họ. Chắc bộ vó tôi trông cũng dữ dằn nên mấy chàng cứ nhìn lấm lét. Ngọc cho biết bác Tư Phụng của tôi, từ Pháp về thăm nhà ở Đà Lạt, đã trở về nước lập thủ tục giấy tờ bảo lãnh cho Ngọc sang Pháp du học. Ngọc sẽ rời Việt Nam vào tháng Giêng năm 1975. Tôi hỏi đùa: “Còn Bồ em đâu?” Ngọc lắc đầu nguầy nguậy, cười đáp: “Em chưa có bồ. Mà sau này nhất định em
sẽ lấy chồng giàu để giúp đở gia đình.” Tôi biết tính cô em này rất cương quyết ngay từ lúc còn nhỏ. Nhưng làm sao biết đuợc tình yêu. Tôi đưa em đến chào và cám ơn Tướng Lân lúc ông đang đứng mỉm cười với các sinh viên nam nữ. Tôi kéo em tôi bước qua gặp Thiếu Tá Huỳnh Văn Phú, một Sĩ quan đàn em bên Võ Bị, là người phụ trách việc đưa đón sinh viên. Em tôi vẩn cứ tíu tít chuyện trò về gia đình, trong niềm vui rạng rở. Đoàn sinh viên du học sau đó đuợc đưa lên xe GMC ra thăm cầu sông Thạch Hãn. Hai anh em tôi ngồi ké xe của Thiếu Tá Phú. Tôi vội gọi máy về Bộ
Chỉ Huy Tiểu Đoàn cho xe ra đón tôi ở Thạch Hãn khi phái đoàn trở về Huế.

Anh em tôi bịn rịn chia tay. Không biết bao giờ gặp lại. Em tôi sẽ đi xa nghìn trùng. Còn tôi ở trong vòng lửa đạn sống chết gần kề. Ngọc nắm chặt tay tôi nói như muốn khóc :”Anh hảy ráng giữ gìn sức khỏe”. Ngọc
đã từng xuống Quân Y Viện Vũng Tàu thăm nuôi tôi sau khi tôi bị thương nặng, sống sót trở về, từ mặt trận Bình Giả, vào đầu năm 1965. Tôi cười trấn an: “Em cứ lo đi Pháp. Con người sống chết đều có số cả.Không sao đâu”.

Thế là cuộc chiến nổ bùng lên ác liệt, khi Cộng sản Miền Bắc tràn vào xâm chiếm Miền Nam. Tôi ba chìm bảy nổi trong máu lửa hoang tàn, suốt cuộc di tản chiến thuật, từ Phong điền về Huế. Từ Huế theo lệnh lui binh tan tác về Đà Nẵng. Từ Đà Nẵng vượt sóng ra tàu Hải Quân HQ 401 về Cam Ranh. Từ Cam Ranh nhận lệnh xuống tàu HQ 802 di tản về Vũng Tàu.
Củng cố lại hàng ngũ đến nay 20 tháng 4 năm 1975, đơn vị tôi được lệnh lên trấn thủ Hố Nai, Biên Hoà, trước 3 Sư đoàn chính quy của CS. Sau khi Dương Văn Minh kêu gọi buông súng đầu hàng, tôi đưa cả Tiểu Đoàn còn nguyên vẹn về Căn cứ Sóng Thần tại Thủ Đức, rồi tan hàng tìm đuờng về nhà. Sau đó, tôi bị kéo vào tù và bị chuyển ra vùng Thượng du Bắc Việt, sát biên giới Tàu năm 1976. Tù đày khổ ải đã lần luợt đưa chúng tôi vào chổ chết. “Nước mất nhà tan”. Tất cả sụp đỗ xuống cuộc đời đến tận bùn đen. Vào năm 78, dưới áp lực của Quốc tế, Việt Cộng cho chúng tôi viết
lá thư đầu gởi cho gia đình. 
 
Tôi tự thấy không còn sống sót đuợc, nên trong thơ đã ẩn dấu khuyên gia đình nên tìm đuờng vượt biên. Vợ tôi đã đưa hai con vượt thoát đến Pilau Budong cuối năm 1978. Khi bị chuyển giao cho Công An, ở Trại tù , dưới chân rừng Trường sơn, Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh, tôi lén gởi một mảnh thư ngắn gởi cho Bác Tư tôi bên Pháp, qua gia đình đi thăm nuôi tù. Dù túng thiếu, nhưng họ đã gởi lá thư sang Pháp rất tốn kém. Sau đó, tôi đã nhận đuợc gói quà đầu tiên, do cô em gởi từ Pháp. Gói quà Bưu điện gồm cả một cây thuốc lá Dunhill và thuốc men. 
 
Tôi sống sót đuợc từ đó. Đến năm 1983, khi tôi đuợc chuyển Trại tù Hàm Tân, Phan Thiết, em tôi nhân chuyến về thăm gia đình, đã lếch thếch mang cả càn xé quà vào Trại tù cho tôi. Đầu năm 1984, khi ra rù, tôi nhận đuợc lá thư của em tôi viết: ”Anh cứ yên chí ở nhà chờ giấy tờ bảo lãnh. Đừng vượt biên vì dể chết. Em sẽ gởi tiền hàng tháng nuôi anh”. Nhưng tôi đã vượt biên sau hai tháng ra tù. Qua tới Mỹ, em tôi còn gới cho mấy ngàn để mua xe chạy đi làm. Gia đình của cha tôi, trên Đà Lạt, bị tịch thu hết tài sản sau năm 75, cũng trải qua cảnh đói kém. Cha tôi phải đánh xe ngựa. Đứa em gái đầu bôn ba buôn bán từ Đà Lạt về Sài Gòn tìm sống cho gia đình.

Trong khi đó, cô em tên Ngọc, như nhờ một phép lạ, đã ung dung lên máy bay sang Pháp du học, với sự bảo lãnh cũa ông bà bác Tư của tôi, vào tháng 1 năm 1975. Tại thành phố Nice, là trung tâm nghỉ mát của cả Âu Châu, bên bờ biên Địa Trung Hải, Ngọc ghi tên nhập học Đại học Pháp. Từ tháng 2 năm 1975, hàng ngày, Ngọc ôm tập vở ra bến xe buýt chờ đến trường. Dáng vẻ xinh đẹp và thùy mị, còn nguyên của một cô gái Việt Nam, đã lọt vào đôi mắt của một bà người Việt, ngụ trên một căn nhà lầu kế cận. Bà nguyên là vợ của một ông chủ đồn điền cao su bên Việt Nam
mang quốc tịch Pháp. Ông có căn biệt thự đồ sộ ngay sát bên hông dinh Độc Lập, trên đường Công Lý. Ông có một người con trai và hai gái. Trước lệnh tổng động viên của Tổng Thống Thiệu, khi chiến tranh bùng nổ, ông sợ con trai phải đi lính. Ông vội bán tất cả tài sản rồi mang cả gia đình sang Pháp. Cậu con trai đi học lại và tốt nghiệp Đại học đã đi làm kế toán.

Khi ông mất đột ngột, tất cả tài sản do ông gây dựng về địa ốc , tại thành phố Nice, đã giao lại cho con trai. Bà goá phụ thấy con trai đã lớn sợ vướng vợ “Đầm” như dể xảy ra bên Pháp. Chợt bà phát giác ra cô con gái Việt xinh xắn, dịu hiền, ngay trước mắt. Bà vội vàng dò hỏi và bắt liên lạc với bác Tư Phụng của tôi, là người định cư từ năm 1946. Trong khi, Ngọc còn bận tâm về gia đình bên Việt Nam và cố lo học.

Đùng một cái MIền Nam rơi vào tay Cộng sản vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tất cả đều sụp dỗ. Ngọc nhận lời cầu hôn của bên bà Goá phụ. Hôn lễ đuợc cử hành ngay tại Nice, với gia đình hai bên. Trong lúc Miền Nam Việt Nam rơi vào tang tóc. Nhờ phía bên chồng, nói quả không ngoa, một mình cô em tên Ngọc đã kéo cả gia đình lớn của tôi qua cảnh lầm than.

Cô này, tôi biết rỏ, từ lúc nhỏ cho đến khi du học, chưa bao giờ bước chân vào bếp, dù chỉ rửa chén bát. Thế mà đứng ra mở nhà hàng lớn ngay bờ biển Nice, mà nàng lại là Đầu bếp. Do lấy chồng người Nam nên tính tình cũng xởi lởi, xuề xòa, dù tính cứng rắn vẩn còn nguyên. Hai đứa con, trai và gái đều tốt nghiệp Đại học. Cô con gái khi qua chương trình trao đổi sinh viên đã lập gia đình với một Kỹ sư Tin học gốc Việt họ Trần bên Mỹ. Đặc biệt là cả hai đều nói được tiếng Việt nhờ Bà Ngoại chăm nuôi., Cậu con trai tốt nghiệp ngành Hàng Không nhưng được tuyển vào làm cho một Ngân hàng Thụy Sĩ. Vợ chồng Ngọc về Đà Lạt mua một ngôi biệt thư bên hồ Xuân Hương làm nơi tránh lạnh mùa Đông bên Pháp.

Cuối cùng, không mấy ai biết, cô em tên Ngọc quý giá của tôi là em cùng cha khác mẹ với tôi. Dù tôi rơi vào hoàn cảnh tệ mạt khi mất mẹ lúc 9 tuổi nhưng cha tôi lại là một người cha gương mẩu, đối với mấy đứa em khác mẹ của tôi. Dù không giàu có nhưng , thú thật tôi không rỏ động lực nào, cha tôi cho Ngọc theo học chương trình Pháp, từ Petit Lycée đến Grand Lycée, ở Đà Lạt. Theo học rất tốn kém, từ trang phục cho đến chi phí tiền học, xe đưa rước... Tôi nghe nói Ngọc sinh ra trong bọc điều và cùng tuổi với cha tôi. Cha tôi đã đầu tư đúng người. Nếu không có Ngọc, gia đình lớn của tôi không ai ngóc đầu lên đuợc. Có lẽ, còn hơi sớm để nói vể một cuộc đời. Nhưng với riêng tôi , đã không
còn nhiều thời gian để đáp lại một mối ân tình của cô em gái dành cho mình.
Trần Ngọc Toàn
 
 
 --------------------------------------
 
Số Thứ Tự:
1. Món nợ ân tình - Trần Ngọc Toàn
2. Tuổi trẻ ngông nghênh
 
* Chiến thương - Trần Ngọc Toàn - Khóa 16/VBĐL.
* Võ Bị trên chiến tuyến - Trần Ngọc Toàn - K16/TĐ4/TQLC
* Sự Thật về Trận Bình Giã - Trần Ngọc Toàn K16/TĐ4/TQLC
* BÊN NGƯỠNG CỬA TỬ THẦN - Th/Tá Trần Ngọc Toàn K16/TĐT/TĐ4/Kình Ngư/TQLC 
* Lực Lượng FULRO trong Trại Tù VC - Trần Ngọc Toàn K16 - fb Steven Lam   
 
Video:
* Đứa con ngoài mặt trận - Trần Ngọc Toàn K16/TĐ4/TQLC
 


No comments:

Post a Comment