Wednesday, September 21, 2022

Lê Tư - K26/HQ

Người Lính Võ Bị Năm Xưa - Lê Tư K26/HQ
"Ngày nào trên trái đất còn người Việt, ngày ấy bốn từ:"Sĩ Quan Đà Lạt" vẫn Còn"
"Ôn Cố Tri Tân". Câu nói trên cửa miệng của người Việt nhưng nói về TVBQGVN chỉ còn ôn cố chứ chẳng biết tri tân. Nó đã mất lâu rồi. 45 năm cơ mà tri tân bao giờ đến.
 
 ------------------------------ 
 
  
TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM.

 Hôm nay xứ Úc bắt đầu mùa đông không khí lạnh ập đến một mình với điếu thuốc bênh cạnh ly càfê còn nóng laị nhớ đến Đà Lạt, ở đó hơn 4 năm được trường mẹ ôm ấp, nay thấy nhớ vô cùng, tưởng nhớ quân trường đã đào tạo mình từ văn hóa đến quân sự. Nay thấy xót xa làm sao. Trường mẹ mãi mãi không được nhìn thấy. Hôm nay viết bài nầy vớt vát laị ít nhiều mà tôi đã học taị đó.

Trường Võ Bị đầu tiên được lập tạị Đập Đá bên giòng sông Hương núi ngự một khung cảnh thật thơ mộng của xứ Huế, nhưng không tại vị không lâu, tổng thống Ngô Đình Diệm thấy khí hậu Đà lạt tốt thích hợp cho sinh viên trong việc học tập, thế là trường được dời về đây tọa lạc trên ngọn đồi 1515; một khung cảnh khá đẹp; xa xa là ngọn núi Lâm Viên nhìn xuống canh gác cho sinh viên.

 

Trường được kiến trúc sự nổi tiếng thời ấy Ngô Viết Thụ vẽ kiểu theo hình chử PI của Hy lạp dùng trong tóan học. Tổng thống Ngô Đình Diệm đặt viên đá đầu tiên. Từ đó trường được xây cất rất hoành tráng. 

Trường đào tạo được tất cả 31 khóa thành những sĩ quan hiện dịch có đầy đủ kiến thức văn hóa và quân sự. Họ là những thành phần xây dựng đất nước trong thời chiến lẩn thời bình. Oái ăm thay, vận nước thay đổi, trường mẹ cũng trôi theo thời cuộc nay chỉ còn là kỷ niệm. Già rồi, thời gian họ từ từ rời khỏi thế gian nầy, vừa trên cuộc chiến vừa trên giường bệnh, không biết thế hệ sau nầy có còn nhớ đến cha ông họ, một thời xuất thân ở trường, từng làm mưa làm gi trên chiến trường miền Nam, của 4 vùng chiến thuộc, hay không?

Bây giờ tất cả đều trên bảy bó, cái tuổi gần đất xa trời nhắc lại lần cuối, để suy gẩm tuổi trẻ mình đã làm gì cho tổ quốc cho dân tộc.

Nói đến giảng dạy của trường Võ Bị như một thiên tiểu thuyết, tôi chỉ tóm gọn chương trình giản dạy khóa 26 để hầu chuyện cùng qúi vị. 

Khóa 26 nhập trường vào mùa giáng sinh năm 1969, được đào tạo 4 năm một tháng; đó cũng là nét đặc biệt của khóa. Sau 8 tuần huấn luyện; từ một thư sinh thành một quân nhân đầy đủ thể lực học hết 4 năm.
 
 

Chường trình có hai phần quân sự và văn hóa, tuy là quân nhân nhưng văn hóa chiếm hết 9 tháng thời gian còn lại học quân sự và đi phép. Chương trình văn hóa bao gồm tất cả các khoa ở trường đại học Sài Gòn ngoại trừ Y khoa và dược khoa. Thật vậy chúng tôi được học tất cả  từ kinh tế, luật, canh nông, anh văn, cơ khí, kiến trúc xa lộ đo đạc tất cả nhu cầu của người chỉ huy trong thời chiến, một lãnh đạo trong thời bình.

Vấn đề gì trị nước an dân người sĩ quan xuất thân trường mẹ đều phải biết để vạch định cho thuộc cấp. Ngoài văn hóa, Võ Bị còn đào tạo cho sinh viên một tinh thần yêu nước thương dân. Trường mẹ đã cung cấp cho chiến trường tinh thần chiến đấu, họ là những sĩ quan ưu tú từ Hải, Lục, Không quân. Họ là những quân nhân gan dạ rải đều khắp binh chủng từ Nhảy Dù, Biệt Động quân, Thuỷ quân Lục chiến, hay những đơn vị âm thầm không ai biết tên tuổi nhưng họ từ lòng địch đánh ra, những sĩ quan xuất thân Võ Bị họ đều chọn đơn vị tác chiến để học hỏi kinh nghiệm xương máu, hướng dẫn cho đàn em, cũng dạy lại chiến hữu cùng đơn vị. 

Trường Võ Bị phải nói một cơ sở giản dạy tương đối hoàng hảo nhất Đông Nam Á, được Mỹ tài trợ. Phòng thí nghiệm nặng đầy đủ các môn như: sức chịu vật liệu, áp lực không khí, kỷ nghệ điện lạnh, hay những computer tối tân nhất thời đó; để vẽ những giản đồ mà con người không làm được. Song song các môn kỷ thuật,  Anh văn một phần quan trọng suốt trong thời gian học tập. Anh văn mỗi tuần chiếm hết 4 giờ, đào tạo cho sinh viên kỷ năng về ngoại ngữ để có thể giải quyết mọi trở ngại khi gặp rắc rồi với người bạn đồng minh. Chương trình được đào taọ theo trường Võ Bị Westpoint. Tất cả sách vở đều do Mỹ cung cấp.

Ôn Cố song chẳng còn gì để Tri Tân. Tất cả đều trôi theo vận nước. Những người lính gi chỉ còn ôm hận mang theo về với suối vàng..

Tái bút:

Tôi viết bài nầy chỉ nói về trường Võ Bị. Nói như thế, không phải quên trường bạn. Họ cũng sản xuất những người lính kiêu hùng như những người xuất thân Võ Bị, nhưng trang mạng không gói gém hết tình tiết. Xin lỗi tất cả chiến hữu.
------------------------------
 More:
* CHIẾC THẺ BÀI - Lê Tư K26/HQ
* ÔNG HEO NỌC - Lê Tư K26/HQ
* CHIẾC QUẠT - Lê Tư K26/HQ
* NHGỀ XE ÔM - Lê Tư K26/HQ
  
 

No comments:

Post a Comment