Thursday, September 22, 2022

TVBQGVN - Nơi Đào Tạo Những Chàng Trai Việt Có Lý Tưởng Quốc Gia

TVBQGVN - Nơi Đào Tạo Những Chàng Trai Việt Có Lý Tưởng Quốc Gia
 -------------------------------
  
 -------------------------------

 
 -------------------------------
* 47 NĂM TRƯỚC - Trần Công Đài K16/TVBQGVN
* Bầu Cử Mỹ - fb Hien Tran/K16/TVBQGVN
 
Người viết đã hơn 34 năm sống đời còn tạm trú, trên đất vẫn tạm dung. Bây giờ thường ngơ ngẩn như 1 ông già ngồi trong bóng tối, với số tuổi cũng đã như tiếng than dài của Thanh Nam: "Tuổi già ví tựa thân tơ mỏng. Cuộc sống trăm cơn gió bạo cuồng", được bạn thưở trước chuyển đọc Tâm Thư của người Lê Đình Trí K29, chủ bút mới của tập nội san Đa Hiệu, thấy đề cập tới LÝ TƯỞNG TRƯƠNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM, nên cũng có vài hàng, được như cùng uống chén bi thương:
Bàn tay bất lực che ngang mặt
Người ơi, người ơi, sao đoạn trường
Chim bỏ trời xanh đau cánh gẫy
Ngựa lìa chiến địa nhớ yên cương
Mượn men tủi hận làm phong vũ
Mơ thưở đầu xanh dựng tuổi vàng
(vẫn thơ Thanh Nam)

Mơ về thưở đầu xanh, mắt còn sáng, dưới bóng cờ Vàng một thưở, với những hoài băo mang nặng Lý Tưởng Quốc Gia Dân Tộc, để thả lòng nhớ chuyện xưa chẳng phai mờ, "Chuyện Trường Võ Bị"....
 
📷 Chẳng ai có thể phủ nhận lúc đầu Quân Lực Quốc Gia Việt Nam đã thoát thai từ Quân Đội Viễn Chinh Pháp. Lúc đó vì thời cuộc phải đương đầu với Cộng Sản ẩn danh Việt Minh được Cộng Sản Trung Quốc - với ý đồ lâu dài bành trướng lãnh thổ - hết lòng yểm trợ, nên Pháp với thỏa hiêp Hạ Long ngày 5 tháng 6 năm 1948 đã phải bằng giấy tờ do Cao Ủy Bollaert ký, long trọng nhìn nhận độc lập cho Việt Nam, do Quốc Trưởng Bảo Đại cầm đầu.

Sự kiện này đưa đến việc thành lập Quân Lực Quốc Gia VN. Bác sĩ Phan Huy Quát là Tổng Trưởng Quốc Phòng đương thời ủy thác Đại Tá Lê Văn Kim và Đổng Lý Văn Phòng Bùi Diễm đàm phán quân sự với Pháp để hình thành cơ cấu căn bản(1), với các cấp chỉ huy quân đội lúc đầu từ Quân Đội Pháp chuyển qua. Do đó phải nghĩ ngay tới việc đào tạo sĩ quan cho quân đội non trẻ này, các sĩ quan trừ bị đươc đào tạo ở Trường Sĩ Quan Trừ Bi tại Nam Định, sau đó là Võ Khoa tại Thủ Đức, còn các sĩ quan hiện dịch ở Trường Võ Bị Liên Quân tại Huế, sau đó tại Đà Lạt, với các Chỉ Huy Trưởng là sĩ quan cấp tá người Pháp. Chỉ Huy Trưởng người Việt đầu tiên là Thiếu Tá Nguyễn Văn Chuân, K1 Huế.. Kể từ khóa 16 Trường Võ Bị Liên Quân mới được mang tên là Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam theo quyết định của vị Nguyên Thủ quốc gia lúc đó.

Năm 1955, nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam được khai sanh với ông Ngô Đình Diệm làm Tổng Thống đầu tiên. Sau khi ổn định chính trị và kinh tế, Tổng Thống Diệm nghĩ ngay tới việc cải tổ Trường Võ Bị Quốc Gia VN, muốn người sĩ quan hiện dich phải có văn võ toàn tài, với lý tưởng Quốc gia Dân tộc vững chắc, lúc loạn có khả năng chỉ huy quân đội và thời bình phải như kỹ sư để xây dựng đất nước. Thiếu Tướng Lê Văn Kim được đề cử làm Chỉ Huy Trưởng với sự phụ tá của Chỉ Huy Phó kiêm Văn Hóa Vụ Trưởng Trung Tá Trần Ngọc Huyến - năm 1960 lên làm CHT kiêm VHVT - được giao nhiệm vụ cải tổ toàn diện việc huấn luyện người sĩ quan hiện dịch. Trung tá trừ bị Trần Ngọc Huyến là người tài năng nuôi nhiều hoài băo, cũng là 1 người rất đươc Tổng Thống Diệm tín nhiệm, ông nâng thời gian huấn luyện từ 1 năm qua thời gian giao thời 2 năm và sau cùng 4 năm, bắt đầu từ khóa 16 - Nhưng vì chính biến với áp lực Cộng quân gia tăng, K16 ra trường sớm hơn dự liệu, chỉ thụ huấn hơn 3 năm, K17 hơn 2 năm, K18 trở lại 2 năm. Đến khóa 22B mới thực sự được thụ huấn chương trình 4 năm cho đến K27. Các khóa sau cùng của TVBQGVN như K28, K29, K30 vì cảnh nước sôi lửa bỏng của đất nước cũng lần lượt ra trường sớm hơn, có khóa còn ôm hận không được quỳ tuyên thệ trên Vũ Đình Trường để ngẩng cao đầu bước qua cổng trường, nơi mấy năm trước hối hả chạy vào. Như chuyện giầu con út khó con út, khóa Út 31 mới chinh phục Đỉnh Lâm Viên chưa lâu, đã phải chịu cảnh nước mất, nhà tan ngàn đời ôm hận -. Chỉ Huy Trưởng Trần Ngọc Huyến chủ trương áp dụng triệt để chương trình huần luyện quân sự và văn hóa của Military Academy Westpoint (Mỹ), muốn người sĩ quan có hào quang không bị thành kiến coi là một thứ võ biền như các ông quan võ thời phong kiến hoặc các sĩ-quan-trung-sĩ-Pháp cũng có, nhưng chính là để thưc hiện được ý muốn của vị Nguyên Thủ Quốc Gia, đó là : Thời bình phải có khả năng xây dựng đất nước, như Napoleon Đệ Nhất của Pháp đề ra khi lập trường Ecole Polytechnique.

Lúc đó với sự ủng hộ triệt để của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ngôi trường mới tọa lạc trên đồi 1515 được xây cất, với kiến trúc tối tân kiểu Tây phương, ngay như các viên gạch đỏ nung già trang trí bên ngoài cũng đã được chở từ Mỹ qua. Với Văn Hóa Vụ có các lớp học theo tiêu chuẩn Mỹ và Phòng Thí Nghiệm Vật Lý được trang bị dụng cụ tân tiến nhất Đông Nam Á (kể cả ở Nhật, trong thời điểm đó). Xin đưa ra một thí dụ nhỏ để thấy việc quan tâm đặc biệt của vị Nguyên Thủ Quốc Gia : Khi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Khôi Nguyên 1 đại học Kiến Trúc ở Roma (Ý) về nước phục vụ, chính Tổng Thống Diệm đã đem theo lên Đà Lạt để khảo sát sơ đồ xây cất trường VBQG
 
📷 VN. Theo thế đất đồi 1515, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã khuyên cáo nên uốn cong 2 building bên cánh phải, chỉ riêng để tạo nên vẻ duyên dáng cho khu doanh trai SVSQ, còn tiện nghi vẫn thế mà chi phí tăng lên thêm gần 2 triệu (giá vàng 3400 đồng / 1lượng), cũng đã được Tổng Thống chấp thuận ngay. Tuy SVSQ K14 đã làm hàng quân Danh Dự để Tổng Thống Đặt Viên Đá Đầu Tiên cho trường mới, nhưng khi K16 vào trường cuối năm 1959 vẫn ở trường cũ, đó là những xây cất khi trước của Quân Y Viện Pháp Catroux, cộng thêm các nhà mua được của trang trại Farraut. Phải đến năm 1961 khóa 16 mới dọn qua trường mới và cũng đã đổ mồ hôi trong nhiều Chủ Nhật bị xung công không đi phố, để lấy cỏ ở các đồi lân cận đem về trồng lại trên Vũ Đình Trường. Không có ngân khoản cho việc trồng cỏ, thì mình vẫn phải tự làm đẹp trong khả năng mình. "Nobless Oblige", Trung Tá CHT thường nói vậy.

Người viết không là 1 chuyên gia quân sử VNCH, nên không biết chuyện hết các khóa, mà chỉ nói nhiều về giai đoạn chuyển mình của Trường Võ Bị, ở thời điểm các khóa 14, 15; 16, 17, 18, 19, với những kỷ niệm sống và biết như của 1 Tân Khóa Sinh, 1 SVSQ ,hoặc 1 trong 15 sĩ quan cán bộ của trường, bị Trung Tá CHT Trần Ngọc Huyền bắt buộc ở lại, không cho lựa Quân, Binh chủng như các bạn đồng khóa. Thế nhưng như truyền thống "Qua Cổng Trường", theo lệnh Niên Trưởng chạy qua cổng, bỏ lại sau lưng mọi lối sống, với thói quen dễ dãi của đời sống dân chính, rồi tình nguyện chịu tôi luyện những năm dài về Lý Tưởng Quốc Gia, lòng hy sinh và khắc kỷ thì sau lễ Mãn Khóa, khi ngẩng đầu bước ra khỏi Cổng Trường, tung đi bốn phương, hẳn các Cựu SVSQ/TVBQGVN mọi khóa chẳng khác nhau nhiều về đại thể. Tưởng cũng nên cùng nhớ lại tôn chỉ của SVSQ là "Tự Thắng Để Chỉ Huy", và lời tuyên thệ của Tân Khóa Sinh khi được gắn Alpha Đỏ là "Không ăn gian, không nói dối và không ăn cắp", còn lới tuyên thệ khi nhận lon Thiếu Úy là "Tôn Trọng Danh Dự và Trung Thành Với Tổ Quốc để Bảo Vệ Quê Hương" (khác biệt không như lời thề của sĩ quan Quân Đội Nhân Dân Cộng Sản VN là "Trung Thành với Đảng")

Khi đó chương trình thụ huấn 4 năm, dự định dành khoảng 40% số giờ cho Quân Sự Vụ bao gồm việc huấn luyện quân sự và thể dục thể thao, trực thuộc QSV cũng có các sĩ quan Càn Bộ Liên Đoàn SVSQ, mà sĩ quan Liên Đoàn Trưởng bao giờ cũng là một sĩ quan nghiêm khắc, khuôn thước, với vẻ mặt khắc kỷ kiểu Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, như các Thiếu Tá Huỳnh Hữu Lạc, Đại Úy Đoàn Công Hậu hoặc Thiếu Tá Cao Yết sau cùng chẳng hạn. Còn 60% số giờ dành cho Văn Hóa Vụ, với chương trình ôm đồm Toán, Lý Hóa, Công Chánh, Cơ Khí, Điện, Họa Đồ Kỹ Nghệ, Luật Hành Chành và Công Pháp Quốc Tế, Triết Học, Quân Sử, Sinh Ngữ Anh Pháp. Lại còn lớp Dẫn Đạo Chỉ Huy dành cho năm cuối, K 16 do đích thân CHT Trung Tá Huyến hướng dẫn tranh luận Về thành phần Giáo Sư giảng huấn, Trung Tá Huyến dựa vào nhiệm vụ do đích thân Tổng Thống ủy thác, đã can thiệp đẻ có được những chất xám "cream of cream" do Quân Đội điều động được, bất kể từ Hải, Lục, Không quân như các Hải Quân Trung Úy Lê Phụng, Nguyễn Tiến Ích xuất thân tại Brest (Pháp) (phải hiểu trong quy chế giáo dục Pháp, Brest được coi là 1 Grande Ecole, so sánh tương đương với Ivy League của Mỹ.

Muốn nhập học 1 sinh viên giỏi toán phải học qua 2 năm dự bị Toán - Vật Lý Math Sup. và Math Spé., qua 1 kỳ thi tuyển rồi học 3 năm, cao hơn BS Mỹ 1 năm), Sau này cũng còn 1 cưu sinh viên Brest là Trung Tá Nguyễn Vân, trước làm Giáo Sư, khi mang cấp Đại Tá đã làm Văn Hóa Vu Trưởng sau cùng của trường, cũng có như Đại Úy Không Quân NĐ An, Đại Úy Không Quân DT Hiểu đều có bằng Cao Học (Master) đại học Pháp, Thiếu Úy Không Quân Võ Đệ chuyên lo Phòng Thí Nghiêm Hóa Học cũng tốt nghiệp ở đại học Pháp. Đại Úy Nguyễn Ngộ đang được biệt phái cho bộ Giáo Dục để giảng dạy tại đai học Khoa hoc Sài Gòn cũng bị đòi về. Nhiều Giáo Sư dân sự như cha Thính, Dòng Chúa Cứu Thế, vài frères dòng Tabert v.v.. cũng được mời về tăng cường cho các giáo sư quân đội. Sau này với luật đông viên 1964, Bộ Quốc Phòng tha hồ điều đông các trí thức khoa bảng từ các khóa 14 Thủ Đức trở về sau.

📷 Các Giáo Sư Toán, Vật Lý tên tuổi sáng chói ở Sài Gòn lúc đó như NX Nghiên, PV Phú, ĐQ Hưng, BD Hiển, PK Viêm v.v... đều đã từng là Giáo Sư Văn Hóa Vụ. Một số GS động viên sau, không còn được giải ngũ theo quy định, đã từ từ thay cấp từ Chuẩn Úy lên Thiếu Tá chỉ chuyên lo việc giảng huấn đến tận khóa cuối cùng như GS PK Viêm chẳng hạn. Sau dần, số Giáo Sư Văn Hóa Vụ rất hùng hậu, vì theo tiêu chuẩn West Point mỗi lớp học văn hóa chỉ có hơn chục sinh viên, nên để giảng huấn cho 800 SVSQ 4 khóa, đã có gần 200 Giáo Sư, trong đó có nhiều Giáo Sư được gửi qua Mỹ học Hậu Đại Học, rồi trở về giảng huấn cho thêm phẩm lượng. Thành thực nói, giới trí thức khoa bảng tập trung ở TVGQGVN còn hơn nhiều trường đại học dân sự.

Sách giáo khoa giảng dậy, lúc đầu dùng tài liệu dịch ra từ chương trình Pháp của các đại học dân sự ở Sài Gòn, sau lần hồi các sách khoa học được giảng huấn ở West Point được khối Giáo Sư VHV dịch ra Việt ngữ để dùng cho TVBQGVN. Cũng vì thế sau Quốc Biến, nước mất nhà tan, phải đem thân lưu lạc quê người, nhiều Cựu SVSQ các khóa trẻ khi đi học lại tại các đại học Khoa học Mỹ đã được cho free một số Tín Chỉ, ngay cả được chấp nhận vào các đại học danh tiếng Mỹ như M.I.T, UCLA, UTA v.v... 
 
Đã có rất nhiều cựu SVSQ/TVBQGVN lấy được bằng Master hoặc Ph D của Mỹ Lại nói đến việc bắt SVSQ chăm chú trong các lớp Văn hóa. Sau này có lần Giáo sư Hải Quân Trung Úy Lê Phụng, Robert Lửa của K 16, thích thú nói "chẳng ở một đại học nào các Giáo sư có thể bắt ngay sinh viên ra nhẩy xổm tại chỗ, vì lơ là không nghe lời giảng, như ở đây". Hoặc đã có những SVSQ nhận được thư của Mẹ, của Chị khóc lóc khuyên con, em ráng học, nguyên bởi Ban Tâm Lý Chiến Nhà Trường đã gửi thư "Mách Bu" về gia đình anh SVSQ lơi là học đó, với khuyến cáo xin dùng tình thân gia đình khuyên lơn. Nhưng đấy chưa phải là những áp lực nặng nề nhất. Áp lực nặng nề nhất phải kể từ khi có "Tiếng Sét Giữa Thinh Không" dáng xuống K16, vật tế thần.

Bây giờ tôi nói đến "K16 Vật Tế Thần", khi CHT Trung Tá Trần Ngọc Huyến thấy có việc coi thường các môn Văn hóa. Khi đó vào trương, K16 có Niên Trưởng thời Tân Khóa Sinh là K14 - khóa có cưụ SVSQ Nguyễn Đình Bảo đã đi vào Chiến Sử Việt Nam. Trước hàng quân, có Niên Trưởng khuyên Đàn Em đại ý: Đã vào Võ Bị, lớp Văn Hóa là chỗ để nghỉ ngơi, chỉ cần hết sức giữ gìn kỷ luật, lo học đàng hoàng Quân Sự rồi ra trường hơn nhau ở đánh đám, nếu thích học Văn hóa sao không vào các đại học đân sự?

📷 Bùi tai nghe lại như có lý, Đàn Em nghe ngay. Thế là đại họa đổ xuống, nạn nhân do may rủi, chứ nếu được thông báo kỹ trước, thì K16 không ai bị đại họa này. Cuối năm Thứ Nhất sau các cuộc khảo hạch, thình lình ngang xương có quyết định dáng xuống: Ai có điểm Văn Hóa dưới 8 điểm bị cho ra trường trước, 9 điểm đước "khoan hồng" cho đúp lại K17, không cho lấy điểm Quân sự bù vào. Chuyện rất vô lý, nhưng 52 SVSQ/K16 đã phải ra trường sớm, mà oái oăm hơn nữa là với cấp Trung Sĩ (sau này đã thụ huấn ở Đồng Đế để trở thành các Chuẩn Úy hiện dịch). Đã có nhiều bạn trong số 52 cưu SVSQ/K16 này sau là sĩ quan rất có tiếng tăm, thành tích ở BĐQ, TQLC có điểm Quân Sự rất cao lên tới15, 16 đem cộng với điểm Văn Hóa đã có điểm trung bình còn cao hơn 12, nhưng không được cứu xét.

Khi đề nghị trình về bộ Tổng Tham Mưu phê chuẩn, đã bị bác bỏ với lý do vững chắc: Ở tất cả các đại học, điểm loại là có môn bị 06, còn luôn luôn được lấy điểm các môn khác bù vào, nếu dưới 10 điểm vẫn được đúp 1 năm. Nhưng do biết Trung Tá Huyến là người tín cẩn của Tổng Thống, nên Bộ TTM nhượng bộ bằng lòng chấp thuận giải pháp cho ra trường sớm với cấp bậc Chuẩn Úy, vởi lý do cũng vững vàng không kém: Đây không phải lý do kỷ luật, mà vì điểm văn hóa yếu. Vậy nếu ở Thủ Đức, 1 SVSQ trừ bị vào trường văn hóa có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, thụ huấn 6 tháng (lúc đó) và tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn Úy, thì 1 SVSQ hiện dịch vào trường Võ Bị Đà Lạt có Tú Tài lại đã thụ huân 12 tháng, thì không thể có cấp bậc thấp hơn. Nhưng Trung Tá CHT Huyến nhất định không chịu, thân lên trình diện Tổng Thồng trình bày, và cương quyết nếu đè nghị của mình không được chấp nhận sẽ từ chức, không tiếp tục nhiệm vụ được chính Tổng Thống giao phó.

Có lẽ chính Tổng Thống cũng khó nghĩ, vì một đàng với những lý lẽ vững chắc của bộ TTM, lại còn lẽ tư, vì trong số 52 này, có SVSQ Trần Trung L. cháu của đương kim Tổng Trưởng Quốc Phòng Trần Trung Dung, một đồng chí trung thành, hết lòng của ông Diệm khi còn trong bóng tối sống lưu vong. Cũng có SVSQ Thái Quang C. em ruột Trung Tướng Thái Quang Hoàng, khi ông Diệm là Thủ Tường dưới áp lực bị lật đổ bởi các sĩ quan thân Pháp như tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng, và Trung Tá Tuyên, Tư Lệnh Ngự Lâm Quân đem quân từ Đà Lạt về Sài Gòn. Lúc đó Thiếu Tá Thái Quang Hoàng đang chỉ huy các lực lượng quân đội ở Nha Trang, đã tích cực ủng hộ và vận động nhiều sĩ quan khác để Thủ Tướng Diệm có chỗ tựa lưng, nên rất khó nghĩ . Nhưng sau cùng Tổng Thống Diệm phải chiều theo các lý lẽ biện giải của Trung Tá Huyến: Phải quyết định như vậy để làm gương cho các khóa sau, phải hết sức lưu tâm học Văn hóa hầu có kiến thức vững chắc thực sự cho thời bình, như tiêu chuẩn do chính Tổng Thống đề ra. Vì việc này, Trung Tá Huyến đã tạo cho cá nhân nhiều hiềm khích và bị giải ngũ khi là Đại Tá trong giai đoạn Chỉnh Lý của tướng Nguyễn Khánh.

Ở Hải Ngoại, trong những năm 90, người viết có đến thăm cựu CHT Trần Ngọc Huyến nhiều lần, mỗi khi qua Texas, ông ở Houston và không giao dịch với ai, kể cả K16. Chỉ cho 1 mình cựu SVSQ K16 TVH biết địa chỉ, lần đầu tôi cùng vài bạn K16 khác, được bạn H. đưa lại. Những lần sau đến 1 mình, nhớ tôi thưa với ông: Đã từ lâu ta có câu: "nghĩa nhà binh như tình nhà thổ", vả lại những việc tận tâm tận lực vì Trường Võ Bị của Đại Tá thì cũng như các Chỉ Huy Trưởng quân đội khác, muốn đơn vị do mình chỉ huy được lẫy lừng hơn vậy thôi, nhưng Con xin gọi Đại Tá là Thày vì đã có tấm lòng của bậc Thày khi xưa. Thày có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan, SVSQ học hết khóa thì ra trường, nhưng Thày lại như nhìn đám học trò nhỏ, lo lắng muốn hết sức trang bị tinh thần trước khi phải đẩy chúng vào Đấu Trường. Thày đã đích thân hướng dẫn luận bàn trong lớp Dẫn Đạo Chỉ Huy, do Thày chế ra, hy vọng để đám học trò phải biết "phóng tầm tư tưởng vào tận tương lai". Các thí dụ Thày đưa ra, với kiểm chứng thực sự ngoài đơn vị không hoàn toàn đúng. Nhưng điều quan trọng ở tấm lòng. Chẳng có vị Chỉ Huy Trưởng nào làm như Thày cả. Tôi thấy mắt ông ấm áp hơn.
 
📷 Sau thân tình, trong 1 lần được chia xẻ đĩa xôi như bữa ăn trưa do Bà Thày để lại cho ông, cùng nhìn chim sẻ rỉa bánh mì ông đắt trên cây trước nhà, tôi lân la hỏi về việc 52 người bạn K16, nên biết thêm tình tiết. Ông nói nếu phải làm lại, ông vẫn làm như vậy chỉ tiếc đã không thông báo trước. Theo ông, khi phải lám 1 việc quan trọng thì phải săn sàng hy sinh, 52 người trẻ tuổi như là 1 hy sinh cho chương trình 4 năm Võ Bị được thành công như ý muốn của Tổng Thống Diệm, ông chẳng có lý do gì để thù hằn những người tuổi trẻ đó cả. Như thế K16 chúng tôi đã là VẬT HY SINH. Rồi ông cho biết ông gập đòn thù oán cá nhân, nhưng sẵn sàng chấp nhận. Khi tướng Nguyễn Khánh chỉnh lý năm 1965, khi đó ông "được" bộ TTM cử làm "Thanh Tra Người Khinh Binh Tiền Phương", có nhiệm vụ đeo ba-lô, súng ngắn đi theo người khinh binh tiền phương thứ nhất, để biết khả năng tác chiến của khinh binh này. Trong các quân đội trên khắp thế giới, không có 1 nhiệm vụ nào như thế cho 1 Đại Tá cả. Ông được đưa về một Đại Đội Bộ Binh do 1 bạn trong số 52 K16 này, Trung Úy ĐĐY, chỉ huy. Nhưng chính Trung Úy ĐĐY đã bảo vệ, cứu ông. Sau đó được giải ngũ và làm giám đốc cho hãng săng Esso cho đến khi mất nước. Cận ngày 30-4-75, khi 2 cưu SVSQ K16 TĐK và BQ đang là Lữ Đoàn Trưởng, Lữ Đoàn Phó một Lữ Đoàn Nhẩy Dù, ở Sài Gòn, ông đã liên lạc để cùng bàn soạn kế hoạch gì, chắc phải hỏi 2 đương sự TĐK và BQ mới rõ được.

Các SVSQ K14, 15, 16, 17, 18 được Chỉ Huy Trưởng Trần Ngọc Huyến gọi là "Cùi", chúng tôi cũng tự gọi nhau là "Cùi". Có lần người viết hỏi ông "Cùi" có nghĩa là gì, thì ông nói "Cùi nghĩa là Cùi chứ còn gì nữa", nhưng tất cả đều hiểu rằng ông muốn các học trò của ông đừng bao giờ tự mãn, tự thị hãy học thêm để phục vụ những việc tốt đẹp. Chỉ Huy Trưởng Trần Ngọc Huyến nay đã tạ thế, tôi viết các dòng trên như để tưởng niệm 1 bậc Thày Trở lại việc trước, lúc đó K16 còn lại và các khóa sau sợ xanh mặt lo "gạo" Văn hóa. Riêng K16 sau cú đại họa chung đó đã nẩy sanh tình lân cận trong khóa đặc biệt, lại như cấp thời mơ hồ đến những hy sinh bắt buộc phải chịu đựng và phải tình nguyện nhận lãnh. Có lẽ vì uyên nguyên tâm lý sâu xa đó, sau này ra trường đã có nhiều đơn vị trưởng đã đi vào Quân Sử, tử tiết cùng đơn vị như các Trung Đoàn Trưởng Đặng Phương Thành, Nguyễn Hữu Thông, Đoàn Cư, hoặc Lữ Đoàn Tưởng TQLC Nguyễn Xuân Phúc (Robert Lửa của K18), cùng các Tiểu Đoàn Trưởng TQLC Nguyễn Đăng Tống, Đỗ Hữu Tùng.

Chắc cũng nên nhắc đến những đơn vị trưởng nhiều lần ngã khụy rồi lại đứng lên, trong mình vẫn còn mang nhiều mảnh sắt, như ở Nhẩy Dù với các Lữ Đoàn Trưởng, Lữ Đoàn Phó LMN, TĐK, BQ, và "người về từ đôi Gió" PKB, hoặc ở TQLC với các Tiểu Đoàn Trưởng NKĐ, TVH, TNT và NVC người chỉ huy Tiểu đoàn "cắm cờ trên cổ thành Quảng Trị" năm xưa, hoặc BĐQ với các Liên Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng NVH, Hồ Văn Hòa, ĐTQ. Cũng trong tinh thần chia sẻ gian nguy, đã có như phi công NVƯ, Phi Đội Trưởng Trực thăng, có nhiêm vụ tải thương, tiếp tế cho An Lộc đã không ngần ngại tắt motor, cho rơi thẳng, xuống gần đất mới mở lại để hy vọng tránh phòng không của Cộng quân, hoặc như Hải quân NNP, Hạm trưởng chiền hạm 402 trong nhiệm vụ chở quân dân di tản từ Miền Trung về Nam, đã chủ trương chỉ một chế độ khẩu phần, nước uống duy nhất cho tất cả sĩ quan, thủy thủy cùng hơn 4000 quân dân di tản.

Nhắc lại, vì không phải là Sử gia Quân đội, mà chỉ như 1 cựu SVSQ K16, nên tôi chỉ biết về những sự việc trong khóa mình. Nhưng chắc ở các khóa khác cũng có những sự việc hy sinh, anh hùng tương tợ như vậy. Chỉ tiếc 34 năm đă qua, nhưng Tổng Hội chưa lập được một Niên Giám Toàn Trường, hầu ghi lại hành vi lẫm liệt của các cựu SVSQ/TVBQGVN, tưởng cũng là của Quân đội nói chung.

Và cũng xin lớn tiếng khẳng định rằng không phải chỉ riêng có TVBQGVN đóng góp, mà những hành vi anh hùng, hy sinh tràn đầy khắp QLVNCH, trong việc tử chiến chống lại cuộc chiếm tranh Xâm Lấn của Công Sản.

📷 Chẳng phải bài này viết ra chỉ với mục đích đề cao các cưu SVSQ Trường VBQGVN, nhưng để thấy việc huấn luyện 1 người sĩ quan Võ Bị đã tốn kém dường nào, ngay trong lúc toàn dân đang phải lo chống trả cuộc xâm lăng của Cộng quân. Còn phải nói tới kỳ vọng của dân Miền Nam qua những Nguyên Thủ Quốc Gia đã đặt để ở chúng ta. Nếu thật sự chương trình huấn luyện của TVBQGVN đã tạo ra những sĩ quan có khả năng ĐA HIỆU, đây là lúc phải chứng tỏ. Dĩ nhiên không còn cầm súng chúng ta vẫn có thể cầm bút, hoặc đề ra những phương thức khác để làm tròn bổn phận. Nên nhớ tất cả chúng ta chưa ai tự ý tuyên bố từ bỏ nhiệm vụ.

Bắt nguồn từ thời CHT Trần Ngọc Huyến, chình ông đã muốn tờ Đa Hiệu có hình thúc như Reader's Digest. Số đầu do SVSQ K18 Phạm Ngọc Khuê vẽ bìa màu, và đã có feuilleton Kiếm Hiệp lấy tên là "Tiền Phong Ngũ Hiệp" của Lê Huấn. Cựu SVSQ Lê Huấn K18 đã bị mất tích khi là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 của Sư Đoàn 1, dẫn quân tiến qua Hạ Lào. Từ đó trong tất cả mọi hoàn cảnh thăng trần của Tổ Quốc, tời báo ĐH vẫn hiên diện. Chỉ xin những người có nhiệm vụ ở Tổng Hội, nói khác đi là phương diện của TVBQGVN, luôn nhớ đến câu trong hịch của Hưng Đạo Đại Vương:
"...Phải cẩn thận như nơi củi lửa, phải giữ gìn như kẻ húp canh..."...
 
Để các bạn tiện theo dõi bài viết, tôi xin được ghi lại đây thứ tự cấp và màu đai của môn võ Thái Cực Đạo (Taekwondo) mà SVSQ được học tại Trường Võ Bị:
                -Đai đen:   Đệ nhất, nhị … đẳng.
                -Đai nâu:   Gồm 4 cấp (cấp 4, 3, 2, 1)
                -Đai xanh: Gồm 2 cấp (cấp 6, 5)
                -Đai trắng: Gồm 2 cấp (cấp 8, 7)

Như vậy, nếu một võ sinh bắt đầu từ đai trắng cấp 8 và lần nào thi lên cấp cũng đều thành công, thì phải sau tám lần thi mới lên tới đai đen.

Vào năm thứ nhất sinh viên sĩ quan nào cũng học quyền Anh (boxing).  Những ai trước khi vào trường mà chưa từng học Thái Cực Đạo như tôi, thì khi bắt đầu học Thái Cực Đạo vào năm thứ hai đều mang đai trắng (cấp 8). Trường Võ Bị tổ chức thi lên đai mỗi năm hai lần, và như vậy sau ba năm, một sinh viên sĩ quan bắt đầu từ đai trắng cấp 8, thường là khi ra trường lên được tới đai nâu cấp 2, hoặc hiếm hoạ là đai nâu cấp 1, nếu trong những kỳ thi lên cấp có một lần xuất sắc đã được các giám khảo đặc cách cho lên tới hai cấp.

 
Trần Kiến Võ
Tôi nhớ vào năm thứ hai, khi tôi đang mang đai xanh cấp 6, trong kỳ thi lên đai xanh cấp 5, tôi không có trở ngại gì về phần các bài quyền và các thế (tam thế và nhất thế) đối luyện. Nhưng tới phần song đấu tôi đã không may mắn khi phải đấu với bạn Trần Kiến Võ (Võ Rè). 
 
Bình thường bạn Trần Kiến Võ đã có một bộ tướng dềnh dàng đáng kinh sợ chẳng khác gì cái vẻ lầm lì đầy căm hờn đến rợn người cuả Tiểu Đoàn Trưởng Trần Vĩnh Thuấn khoá 23 khi tiếp nhận Tân Khoá Sinh khoá 25 vào ngày nhập trường. Lúc tập Thái Cực Đạo thì bạn Trần Kiến Võ lại có bộ tướng đáng kinh sợ hơn, cái đít nhoi hẳn ra mỗi lần thủ thế, và nhất là những cú đá “giấp xa ki”(?), cả hai chân đá nhanh như chớp với sức mạnh vũ bão. Những lần đi tập võ chung với bạn Trần kiến Võ, ai mà xui xẻo bị chỉ định phải song đấu với chàng Võ Rè này thì coi như tiêu đời trai. Cũng may, khi tập võ với nhau, bạn Trần kiến Võ chỉ ra đòn rất nương tay nên chưa có ai bị thương tích gì đáng kể. Cái chuyện ra đòn nương tay này chỉ xảy ra khi dợt chơi với nhau, chứ khi thi đấu để lên cấp hay lên đai, thì bạn Trần Kiến Võ quả thật là một hung thần theo đúng nghiã đen cuả nó, nhất là khi Võ Rè biết là nếu xuất sắc có thể được lên hai cấp!

Lần song đấu thi lên cấp năm đó với Trần Kiến Võ, tôi đã bị no đòn một trận te tua. (Cho đến bây giờ bất cứ khi nào nhớ đến Trần Kiến Võ thì tôi vẫn còn rợn tóc gáy, giống như khi nhớ đến cái giọng ồm ồm cuả Tiểu Đoàn Trưởng Trần Vĩnh Thuấn khoá 23 năm nào, ông dằn từng bước ầm ầm lên bục, rồi hô lớn “Tiểu Đoàn Tân Khoá Sinh!” trong khi ông hơi cúi đầu cho cái cằm cuả ông chầm chậm vẽ một vòng cung lớn từ trái sang phải).  Khi trận song đấu dài như vô tận đó kết thúc, giám khảo người Đại Hàn tới cầm tay hai đứa tôi, như một trọng tài sau một trận boxing đang chờ quyết định cuả ban giám khảo. Ông dứt khoát đưa tay Trần Kiến Võ lên cao. Nhưng thưa các bạn, có một điều thật bất ngờ là kẻ chiến bại như tôi mà cũng được đặc cách từ đai xanh cấp 6 lên đai nâu cấp 4 giống như kẻ chiến thắng là Võ Rè! 
   
Đến năm thứ tư thì có kỳ thi lên cấp Thái Cực Đạo lần chót. Lúc đó tôi đang mang đai nâu cấp 2.  Cũng như những lần thi lên đai trước đây, tôi không có trở ngại gì về các bài quyền và các thế đối luyện. Nhưng tới phần song đấu tôi lại không may mắn khi bốc thăm phải đấu với bạn Hoàng Trọng Chiểu, có biệt danh là Chiểu Ra Đê (Bạn Chiểu lúc đó là cầu thủ trung đoàn môn bóng tròn).

Hoàng T Chiếu
Với nước da ngăm đen, người chắc nịch như tượng đồng, cũng giống như đa số các bạn khác trong đại đội Không Quân, bạn Chiểu cao to hơn tôi rất nhiều, lại rất lanh lẹ và có tài ra đòn rất mạnh, chính xác, và đôi chân cầu thủ của Chiểu Ra Đê dường như có thể xuất chiêu đá liên tu bất tận không biết mệt là gì. Khi song đấu Thái Cực Đạo, Chiểu Ra Đê là một độc cô cầu bại. Dường như trong lớp Thái Cực Đạo Đại Đội I (Không Quân) Chiểu Ra Đê vẫn chưa tìm được đối thủ xứng tay. Lần thi này, sau khi bốc thăm biết là sẽ song đấu với tôi, không hiểu sao nét mặt thường ngày lạnh lùng cuả Chiểu Ra Đê bấy giờ lại ra vẻ đăm chiêu một cách khó hiểu. Sau cùng, Chiểu Ra Đê tiến lại gần tôi để “thổ lộ tâm tình”: (nguyên văn) “Tùng à, chút nữa lên thi đấu, mày đừng có chạy nghen! Vì nếu mày chạy thì mày không lên đai được, còn tao không đánh được mày thì tao cũng chẳng lên đai được!” À ra thế! Bạn ấy ưu tư, lo sợ rằng tôi sẽ trổ ngón nghề chạy bộ của tôi trong khi song đấu, thì bạn ta khó lòng rượt đánh, cho được lên đai. Như các bạn đã biết, Lê Tùng chạy thì hết rượt, mà Lê Tùng rượt thì hết chạy! Tôi đành phải hứa với Chiểu Ra Đê là sẽ không chạy.

Trận đấu hôm đó tôi ráng cầm cự để cho Chiểu Ra Đê hành hạ, và tôi ăn no đòn te tua thêm một lần nữa không thua gì lần song đấu với Võ Rè hai năm về trước. Thưa các bạn, kết quả thi lên cấp lần này với Chiểu Ra Đê cũng đầy bất ngờ không kém lần thi với Võ Rè trước đây: Cả hai võ sinh, Chiểu Ra Đê và tôi đều được đặc cách từ đai nâu cấp hai lên thẳng đai đen!  Thế là tôi là một trong những người bắt đầu học với đai trắng cấp 8 đã may mắn lên được đai đen Thái Cực Đạo sau sáu lần thi.
 
Bây giờ ôn lại những kỷ niệm rất “đau” trong hai lần thi được đặc cách đó, mà tôi không bao giờ quên hai người bạn rất đặc biệt của khoá 25 chúng ta: Võ Rè và Chiểu Ra Đê.
THẦY CHẠY  (Lê Tùng)
 
 

3. KÌNH THIẾT ĐOÀN 21 - Nguyễn văn Bé K25
Nguyễn văn Bé Khóa 25 ra trưòng, về binh chủng Thiết Giáp 10 sĩ quan, tất cả được đưa về  thụ huấn khóa 47 Căn Bản Thiết Giáp tại Trung Tâm Huấn Luyện Thiết Giáp Long Thành, học chung cùng nhiều sĩ quan tốt nghiệp từ các quân trường bạn. Phạm Đông An là thủ khoa còn tôi là Á khoa, nên tôi chắc mẫm là mình sẽ được về Thiết Đoàn 16 đóng tại Vàm Cống Long Xuyên, là quê nhà.

Nhưng sau đó, có lệnh là tất cả 10 sĩ quan Võ Bị phải đưa về Thiết Đoàn Chiến Xa (gồm các xe thiết giáp có trọng tải lớn như M.48 . . . khác các Thiết Đoàn Thiết Kỵ chỉ là loại M.113) và được phân bổ như sau:

Nguyễn xuân Thắng
Thiết Đoàn 20, hậu cứ tại Quảng Trị gồm có: NGUYỄN XUÂN THẮNG, LÊ HỮU TUẤN, VÕ KHÔI.
Thiết Đoàn 21, hậu cứ tại Pleiku gồm có: NGUYỄN VĂN HAI, NGUYỄN VĂN BÉ, BÙI THIỆN HOÀN, NGUYỄN HỒNG, TRẦN NGỌC ĐIỀN, ÔNG THOẠI ĐÌNH.

Thiết Đoàn 22, hậu cứ tại Long Bình chỉ có thủ khoa PHẠM ĐÔNG AN.
Tất cả 10 anh em Võ Bị đều nắm Chi Đội Trưởng, chỉ huy 5 chiến xa. Một năm sau, 1974, Bùi Thiện Hoàn, Ông Thoại Đình, Nguyễn Văn Bé đều là Chi Đoàn Phó cho đến ngày bỏ cuộc. Dự trù đến giữa năm 1975 tất cả sẽ được điều về học khóa Trung Cấp để lên Chi Đoàn Trưởng, cũng như hy vọng sẽ cài ba hoa mai trên ve áo.

Võ Khôi
Trong năm 1974, Nguyễn Văn Hai và Trần Ngọc Điền thuyên chuyển về Thiết Đoàn 3 Thiết Kỵ M.113. Riêng Nguyễn Hồng thì về ban 5 Thiết Đoàn. Một hôm, Chỉ Huy Trưởng Thiết Giáp Lý Tòng Bá đến thanh tra Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, biết việc Nguyễn Hồng làm ban 5 đã la:  
-   Sĩ Quan Võ Bị mà ông xài như vậy sao, không xài thì trả lại cho tôi.  Sau đó, Trung Tá Thiết Đoàn Trưởng đã điều Nguyễn Hồng về lại Chi Đoàn 1 Chiến xa cùng với tôi (Nguyễn văn Bé).


Ngày 16 t̀háng 3 năm 1975, từ Pleiku, Thiết Đoàn 21 là đơn vị di tản sau cùng. Chi Đoàn 3 của Ông Thoại Đình đi trước nên vượt thoát. Chi Đoàn 1 của tôi bọc hậu nên bị kẹt lại khi cầu sông Ba bị giựt sập.
Khi vượt sông, chiến xa của Nguyễn Hồng đi trước, vừa leo lên bờ thì phát hiện VC nhắm bắn từ dưới gầm xe nhưng  không thể lùi xe được vì chiến xa ở phía sau tài xế đã bị pháo kích chết mà chân ga vẫn còn đạp nên ủi sát chiến xa của Nguyễn Hồng. Xe của Hồng bị bắn thủng ghế ngồi Trưởng xa, Nguyễn Hồng nhảy ra khỏi xe, người bị nám đen.

Ngày 17 tháng 3 năm 1975, toàn bộ 670 sĩ quan các cấp thuộc các tỉnh Pleiku, Kontum, Ban Mê Thuột . . .đều bị đội quân chính quy Bắc Việt thuộc Đoàn  655 bắt làm tù binh. Trong đó có Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm, Phụ Tá Hành Quân Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và 8 Đại Tá.

Phải nói Đoàn 655 quản lý chúng tôi đúng quy chế tù binh, họ không hề mắng chửi hay bắt học tập chính trị như anh em đi học tập cải tạo sau này. Từ Đại Tá trở xuống cấp úy, ăn uống chung một tiêu chuẩn. Riêng Chuẩn Tướng Cẩm thì hưởng quy chế riêng. Đầu năm 1976, Chuẩn Tướng Cẩm, 8 vị Đại Tá và 4 nhà truyền giáo người Canada bị chuyển ra Hà Nội.

Ngày 27 tháng 3 năm 1976, sau hơn một năm bị giam giữ , tôi được phóng thích trở về nguyên quán. Giấy tờ ghi rõ PHÓNG THÍCH  chứ không phải ra trại. Lúc đó chế độ quân quản cũng không biết rõ chính sách đối xử với thành phần “phóng thích” này như thế nào nên không có việc quản chế hay trình diện địa phương gì hết.

Trở về đời sống dân sự, hôm xếp hàng đi làm Chứng minh Nhân dân, tôi gặp một ông bạn đeo nhẫn Võ Bị đứng trong hàng, hơi  ngờ ngợ, nhưng để chắc ăn, tôi lại gần và hỏi:

- Chào chú em, mẫu nhẫn này làm ở đâu mà đẹp quá, tôi muốn làm một chiếc giống như vậy.
- Dạ , cái này ở ngoài đâu có . Đặc biệt chỉ anh em trong trường mới có mà thôi .
- Trường nào vậy ?
- Trường Võ Bị Quốc Gia ở Dalat
- Chú khóa mấy ?
- Dạ 28
- Tôi khóa 25 đây

Tôi đã gặp NGUYỄN VĂN HƯỜM  F.28 như thế đó. Hườm đang sống tại Bình Hòa,  Long Xuyên. Sở dĩ Hườm không nhận ra tôi vì mùa Tân Khóa Sinh 28, tôi và Huỳnh Văn Ẩn là SVSQ Cán bộ Huấn Luyện Viên Khoa Thể chất, chỉ dạy cận chiến nên khóa 28 ít nhớ mặt.

Đổ vi Tân
Tôi cũng gặp ĐỖ VI TÂN, thằng bạn cùng khóa, bây giờ nó là xếp Trung Tâm Tín Dụng Mỹ Phước, Long Xuyên, có rất nhiều chi nhánh. Hiện Tân còn đang đầu tư một cơ sở nuôi yến sào.

Do nhu cầu sinh hoạt, một hôm tôi đến một chi nhánh tín dụng gần nhà vay 12 triệu, nhân viên tại đây xem xét giấy tờ rồi hẹn ba ngày sau sẽ cho biết kết quả. Gọi báo cho Tân hay thì nó bảo: “mày chờ đó , tao vào ngay”.

Đích thân hai vợ chồng Tân lái xe từ Long Xuyên vào tận chi nhánh và giao ngay cho tôi 12 triệu tiền mặt, không khấu trừ trước tiền lãi suất như thông lệ và cũng không ký giấy tờ gì hết. Tân chỉ cầm sổ đỏ làm bằng mà thôi.

Khi đáo hạn hoàn trả, nhân viên chi nhánh không tìm thấy hồ sơ vay nợ hay sổ đỏ của tôi. Hỏi ra mới biết, Tân giử sổ đỏ tại trụ sở chánh của Tân như một vật lưu niệm mà thôi.

Tình bạn khóa 25 là vậy đó.
Hiện gia đình mình  gồm 3 người con, một gái lớn và hai con trai. Con gái lớn và cậu út đều là giáo viên. Con trai giữa làm bên ngành xây dựng cầu đường thuộc Công ty Địa Ốc An Giang.

Thằng con mình quen một cô giáo, đến nhà chơi chợt nhìn thấy một số hình ảnh quen thuộc của TVBQGVN, về nhà nó nói với cha: “Sao bác ấy cũng có những tấm hình giống trong album của ba”.
Hỏi ra mới biết người ấy là TRẦN TẤN RẦN khóa 30.

Quả là trái đất tròn và cũng khá nhỏ hẹp. Bây giờ tôi và nó là sui gia. Thôi thì “anh” cũng được mà có gọi là “Niên Trưởng” thì càng vui.
 

Nói đến binh chủng Thiết Giáp, nó cũng có những cái kiêng kỵ của nó. Giống bên Hải Quân, Thiết Giáp tối kỵ không cho đàn bà con gái leo lên chiến xa. Tôi nhớ có trường hợp nghệ sĩ Bạch Tuyết và bà Trùng Dương chủ nhiệm nhật báo Sóng Thần khi đi thăm viếng ủy lạo anh em một đơn vị Thiết Giáp, đã leo lên pháo tháp chụp hình lưu niệm. Ít lâu sau, Chi Đội Trưởng của đơn vị đó tử thương.

Có chuyện vui liên quan đến cái quần xà lỏn. VC có câu tuyên truyền rằng đánh đến còn cái lai quần cũng đánh, nhưng lính Thiết Giáp  có lúc chỉ còn một cái quần xà lỏn mà thôi, mặc dù mỗi năm  có ba lần cấp phát quân trang bổ sung. Tiền lính tính liền do nhu cầu chi dùng họ bán sạch sành sanh kể cả quần xà lỏn được cấp phát.

Pleiku đâu có nhiều sồng rạch nên mỗi chiều đều có xe bồn chở nước cho anh em tắm. Mùa TKS, chúng ta từng cùng nhau tắm trần truồng như nhộng, nhưng có bao giờ các bạn thấy cảnh một đám đàn ông nhông nhông, một tay cầm quần xà lỏn ướt nhảy tưng tưng, tay quay quay quần cho ráo nước, chờ khô để mặc vào hay không.

Là Chi Đoàn Phó,  tôi không thể để việc này cứ xảy ra, một hôm tôi tập họp toàn Chi Đoàn lại, trừ hơn 20 người có gia đình thì cho về Trại Gia Binh, còn lại đám độc thân gần 90 mạng, xếp hàng ngay cạnh xe bồn chứa nước, tôi ra lệnh:
- Các anh nên biết, khi còn bé, các anh ở truồng thì đẹp thật. Nhưng bây giờ, các anh cả đám nhông nhông như vậy thì chả giống ai cả. Kỳ lương này, tất cả các anh mỗi người đ̣ều phải có 2 cái quần xà lỏn để thay đổi khi tắm.

Từ đó hết cảnh lính Thiết Giáp không quần thay. Ngay đầu tóc cũng vậy, mỗi tháng đến ngày hớt tóc, tôi là người đầu tiên leo lên ghế hớt 3 phân và chỉ thị cho anh lính thợ:  Hớt cho mọi người giống như tôi, ai không chịu, cạo trọc luôn, đó là lệnh của tôi.
Giờ nghỉ lại , không biết mình có quá recglo không hỡi mấy ông thần Võ Bị?

Đã  72 tuổi, quá tuổi thất thập cổ lai hi rồi!  Lưng đã còm, da đã nhăn. Gặp lại Châu Sadi khi nó về quê lo hậu sự cho mẹ già, tâm tình, nhớ đâu nói đó, hy vọng mua vui cho anh em trong giây phút.
ĐỖ NGỌC CHÂU (Chấp Bút)

 
 
More:
* Hành Trình Của Một SVSQ Của TVBQGVN - Bùi Phạm Thành K25 
 
  
Comment:
* Tại sao cổng chính của Trường Võ Bị lại có tên Cổng Nam Quan - ANKA PHAM
---------------------
* Trần Trung Tín K31
Kính quý NT và các bạn,
Vừa rồi có độc giả đã đọc bài Trung Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan đăng trên gopnhatcatda.com và anh có câu hỏi:
Đây là cổng chính. Tại sao gọi là cổng Nam Quan nhỉ ?
Vì tôi không biết lý do đặt tên cổng Nam Quan, cho nên kính trình các NT và các bạn để xin được giúp tôi có câu trả lời chính xác.  
Xin cảm tạ các NT và các bạn.
Kính

---------------------
Kính qúy NT và các "cùi "VB;
SVSQ Phạm Đông AN thuộc K25 xin mạo muội trả lời câu hỏi của Anh Trần Trung TÍN K31 về tên cổng Trường Mẹ là NAM QUAN
Cá nhân từng sống ở Trại gia binh VB từ năm 1954, vì thế  tương đối cũng biết ít nhiều về Lịch Sử cùa Trường Mẹ và "CÁI BIẾT " cũng chỉ dựa vào nhãn quan và trí nhớ, không dựa vào bất cứ một tài liệu hay văn kiện nào nói về Trường Mẹ. Do đó mong các NT và các bạn xí xóa bò qua cho nếu có những gì sai lạc, thiếu sót.
Trước tiên, xin xác nhận VB có 3 lần xây dựng cổng trường:
- Lần thứ nhất
Ngay khi từ Huế di chuyễn về Dalat, tiếp thu những doanh trại của chù người Pháp tên Faraut, gọi là Khu QUANG TRUNG, Cổng Trường với cại tên TRƯỜNG VÕ BỊ LIÊN QUÂN - Vũ đình trường ờ khu Quang Trung có Đài Tưởng Niệm các Tử Sĩ xây kiên cố

- Lần thứ nhì
Sau khi Pháp rút hết về nước, Bệnh Viện mang tên CATROUX, bàn giao cho Ngự Lâm Quân Bảo Đại. Khi TT NGÔ đình Diệm chấp chánh,Ngự Lâm Quân giải tán, bàn giao cho VB, đặt tên là Khu CỘNG HÒA. Vũ Đình Trường ở khu Cộng Hòa KHÔNG có đài Tử Sĩ, do đó mỗi khi làm Lễ Truy Điệu cho ngày mãn khóa, chỉ dựng tạm hình ảnh đài Tử sĩ để tiến hành buổi lễ Cỗng thường lúc này có tên TVBDL.

- Lần thứ ba
Xây dựng Trường Mẹ trên đồi 1515 - Đặt tên lả Khu Lê Lợi - Vũ đình trường có Đài tử sĩ xây kiên cố. Nếu chúng ta để ý, cổng trường có hàng chữ TỰ THẮNG ĐỂ CHỈ HUY to gấp nhiều lần hàng chữ TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM
Vì sao vậy? 
Chúng ta tự tìm câu trả lời - Và vì sao tên cống lại gọi là Cống NAM QUAN? Xin phép trích đoạn ghi lại những lời thơ của NGUYỄN PHI KHANH nói với NGUYỄN TRÃI ở Ải NAM QUAN trước khi bị lưu đày sang Tàu để chúng ta tự tìm câu trả lời

Con nay cũng NAM NHI CHI CHÍ
Phải nhớ câu GIA QUỐC đôi đường
Làm trai HỒ THỈ BỐN PHƯƠNG
Sao cho khỏi thẹn với gương LẠC HỒNG
Thời thế cũng anh hùng là thế
Trách nhiệm đó con hay chăng tá?
Tính toán sao vẹn cả đôi đường
Cha dù đất khách gửi xương!!
Trông về cố quốc khỏi thương thân già
Con ơi hai chữ "NƯỚC NHÀ"

Kính chúc qúy NT và các bạn mãi vẫn bình an, vui khỏe và như nguyện
 
Số Thứ Tự:
5. JOE BIDEN Tội Đồ Phá Hoại và Phản Quốc - (Đỗ Ngọc Hiển) Cựu Giáo sư kinh tế trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (chuyển: vanhoavutvbqgvn)
4.3. 4.3. LÝ TƯỞNG TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM - Khóa 16 Vật Tế Thần (Mai Trung Ngọc K16/TVBQGVN)
4.2. MA QUỈ TÀU, MA QUỈ MỸ  - fb Le Tu
4.1. 47 NĂM TRƯỚC - Trần Công Đài K16/TVBQGVN
4.0. Bầu Cử Mỹ - fb Hien Tran
4. VÕ SINH “VÕ RÈ” VÀ “CHIỂU RA ĐÊ” Thầy Chạy Lê Tùng (k25tvbqgvn - Tango Bui chuyển)
3. KÌNH THIẾT ĐOÀN 21 - Nguyễn văn Bé K25
2. Ý Nghĩa Cổng Nam Quan của TVBQGVN - Nguyễn Sanh K28 (Tango Bui)
1. Thư gửi Tổng Hội Cựu SVSQ/TVBQGVN - Lưu Xuân Phước Khoá 24


 
 

No comments:

Post a Comment