Tuesday, September 27, 2022

Chí Hiên Ngang - An Duc Nguyen K31

Chí Hiên Ngang - An Duc Nguyen K31
 * Tù Khổ Sai - Người Lính Võ Bị Bất Khuất
"Luôn luôn nuôi chí hiên ngang,
“Không sờn nguy khổ chẳng tìm hiển vinh...”
Thế là từ một chàng trai Võ Bị Đà Lạt kiêu hùng, tôi đã trở thành Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam! Tiếp theo tôi là hiệu trưởng, là đồng chí chủ tịch hội đồng khảo thí tốt nghiệp trung học phổ thông cơ sở huyện Trà Bồng, tỉnh Nghĩa Bình!
------------------------------
“Đem thân về với triều đình
“Vào luồn ra cúi công hầu trời ơi! .. “
Bỏ tất cả, tôi đi vượt biên!

Là thuyền trưởng, nếu tính toán sai lệch chút ít thôi, hoặc tàu bị sóng biển đánh tan xác, hoặc tàu lạc đi đâu đó chết vô vọng trên biển khơi, hỏi người thân ai hay ai biết, ai xót thương cho một kiếp người?!

Không những chỉ vậy, khi đến trại tỵ nạn, tôi lội đi kéo cá một mình trên biển, khi nước thủy triều lên, sóng biển đã lôi tôi ngoài khơi hồi nào, với tấm lưới đánh cá dài thườn thượt, giữa biển khơi, bốn bề là nước, là biển mênh mông! May phước, khi con sóng cuộn lên, tôi thấy xa xa là hướng có nhà...

Mặc dù đã va chạm nhiều thử thách gian truân nhưng tuổi đời tôi 25 - tuổi của niềm tin của hy vọng!

Gia đình tôi đến Mỹ 10/28/1982 được sự bảo trợ của anh tôi, kỷ sư người Mỹ, Mỹ vàng- Nguyễn thái Vinh, sau 16 tháng ở trại tị nạn Palawan, Philippines; bỏ lại tất cả nhiều khung trời đầy lo âu và thương xót!

Gia đình anh tôi, Bác Sĩ Nguyễn Đức Phùng ra đón tận phi trường Pittsburgh, bang Pennsylvania - khoảng 7:00 pm, còn mặt trời. Tội chị dâu chúng tôi mừng ríu rít, cười nói lung tung. Chị dâu là bạn của chị em chúng tôi, chị Nữ và An, vào những ngày chị theo tán anh Phùng ráo riết; chúng tôi là con cờ hồng ngọc chị dùng để đến đích.
..... (Sẽ được tiếp tục)
---------------------
 
Con vẫn không về !!"
An Duc Nguyen
"Ngày xưa chiến tranh điêu tàn
Giờ thì xa quê ngút ngàn
Mẹ ơi!
Con vẫn không về !!"
-----------------
 
-----------------

Nếu ai có lần đi công tác làm ĐÊ Phước Thắng, không thể quên những cái cầu Khỉ bắt qua những con sông!
 
Em (Ti) cưỡi xe đạp đi học về nhà mỗi chiều thứ 6 trong tuần, buộc phải qua 2 cái cầu khỉ; em đã 15-16 tuổi, má em ửng hồng mừng vui khi gặp tôi. Nhà em xóm dưới, còn tôi xóm trên, cách nhau cái gò mà mỗi đêm xuất hiện đầy đom đóm trên những cây bần, cây mấm, bụi dứa, hay bụi du du.., đầy những oan hồn, bóng ma chết trong chiến tranh xuất hiện - Phước Thắng, quê tôi sinh ra đời, là căn cứ địa của "Cách Mạng" từ những năm 1963-1975.
 
Từ xa xa tôi đã thấy dáng em (Ti) đi hoc về vào giờ đó, với chiếc xe đạp; và tôi có dịp đươc giúp em, được vác trên vai chiếc xe đạp em cưỡi, thơm đầy tuổi mộng mơ qua 2 cái cầu khỉ, tôi đưa em "sang sông" và nhận được lời "em cảm ơn anh" với nụ cười vô tư, nhân hậu ... 
 
Và rồi, thoảng đã hơn 2 tháng trôi qua.
Một hôm tôi nói lời từ giã và chắc sẽ không được gặp em lần nữa, em bịn rịn hỏi tôi:
- Sao vậy, rồi đây ai đưa em sang sông, kể chuyện gì xảy ra cho em nghe được không anh?
- Chú Bộ nói công an huyện về điều tra anh (Bộ là vai em, con ông cậu xa xa của tôi - cậu đi tập kết; lúc đó Bộ làm thôn đội trưởng thôn Lạc Điền).
- Anh hứa với em đừng đi đâu hết (với nước mắt cô em thân tình), để em về năn nỉ với cha giúp anh (Cha em (Ti) lúc đó là bí thư huyện Tuy Phước).
 
.. Xin được cảm ơn câu 5 Hương, dĩ nhiên cậu biết lý lịch tôi, gia đình tôi (cha tôi là thông dịch viên cho Pháp, bị tuyên án tử hình phản quốc từ năm 1954); và dĩ nhiên cậu biết tôi là sinh viên sĩ quan Võ Bị Đà Lạt.
(Thời điểm đó, nếu không khai báo trình diện mình là binh lính sĩ quan Miền Nam sẽ bị tuyên án tử hình!!! )
 
Xin được trân qúi cảm ơn em (Ti), như tình anh em, thân thiện, anh vẫn nhớ em qua những ngày mưa bão của cuộc đời anh, em mãi là thiên thần trong trái tim anh miên viễn.
 
Nhờ cái mã điển trai và nhờ sự chở che của cậu 5 và cũng nhờ cái dù lớn, cô 9 Lúa tôi đi tập kết về, nên đến năm 22 tuổi, được Ty Giáo Dục tỉnh Nghĩa Bình ra quyết định tôi làm Hiệu Trưởng trường Trung Học Phổ Thông Cơ Sở; năm 23 tuổi tôi bắt đầu làm Chủ Tịch Hội Đồng chấm thi của 1 quận trong tỉnh Nghĩa Bình.
(Đem thân về với Triều Đình, 
vào luồn ra cúi công hầu Trời ơi!)
 
Trước năm 1975:
Ở quê nhà - Hôm nay là ngày sinh nhật, ngày 8 tháng 7, của Hoàng Ti - Đào Lê thi Hoàng Ti, 2 đứa mình xa nhau và đã xé tờ hôn thú rồi, đừng để ý nhau mà chi. 
 
Ở Sài Gòn, như lời hứa đóng đinh vào cột, tôi sẽ là phò mã, cô gái Bắc Kỳ đẹp như mộng, con trung tá, chỉ huy trưởng trường huấn luyện Quang Trung - tương đương với chức vụ tỉnh trưởng. Đợi cô em xong trung học ...
 
Sinh Viên Sĩ Quan Đà Lạt một thời đẳng cấp, cao giá thiệt! Những chàng trai năm cũ được gọi, được mệnh danh văn võ song toàn, được giao phó tô điểm tiếp nối truyền thống cha ông, kiếm cung giữ gìn bờ cõi, núi sông!
 
Nhưng rồi vận nước, sau năm 1975:
Những giọt nước mắt đắng cay, trong giấc ngủ mẹ đâu có biết?!.
 
Nếu lúc đó cô em hoa khôi Dinh Dang, bên dòng sông Trường Thi dù có phỉnh:
- Em yêu anh hơn em yêu kem ..
Tôi biết phận mình, thân mình ... tất cả điều cao quý quá, xa quá tầm tay vói của mình.
"Chung thân cho cuộc đời
Nào dám nói yêu ai .."
... Tôi về yêu hoa đồng, cỏ nội.
"Nón rách áo phai không phai tình nước
"Tôi quay về dựng lại thôn làng".
 
Sáng nay nghe tin em Vân chết rồi, buồn ghê! Chưa một lần 2 đứa nói chuyện để ý đến nhau, nhưng hình như tiếng đó như sóng lòng dành để tiển biệt nhau thôi!. Em đã miên viễn đi vào lòng đất!
 
Vân là cô con gái thứ 2 của chú ..(lý do nầy nọ, tôi không muốn nêu tên)
Trong một chuyến công tác chặt cây rừng cho Ngụy Quân, Ngụy Quyền thay cho Bác tôi (ông Phùng Diêu Trì) ở Vân Canh, 10 ngày, 2 đứa chúng tôi thân, quen nhau. Hồi đó tôi không biết Vân con ai, làm nghề gì, nhưng biết Vân hằng ngày 2 lần nấu cơm, nấu nước cho toàn đội Ngụy Phước Long.
 
Tối nào chúng tôi ngủ treo võng cũng gần kề nhau, xa các chú bác già già Ngụy Quân, Ngụy Quyền cũng đang làm công tác chặt đốn, phá rừng thành rẩy.
Cứ mỗi chiều sau cơm nước xong, Vân nhờ tôi đưa ra suối ngồi canh chừng để cô tắm gội, giặt giũ quần áo, còn tôi thì ngồi trên mõm đá hơi xa xa.. khi nghe tiếng sột soat trong bụi cây, tôi biết nhiệm vụ của tôi chiều đó sang phần khác, Vân tắm xong rồi.
 
Rồi 10 ngày cũng qua nhanh, chúng tôi về lại Diêu Trì bằng xe lửa. Tàu ngừng, tôi xuống trước và ra dấu Vân nhảy xuống để tôi đỡ cho Vân. Cô ta nhảy "quá giỏi", tôi chống đỡ sức năng của cô không nổi, nên thân cô đè bẹp thân tôi trên sân ga! ..
 
Khi về nhà, tôi có kể cho bác gái tôi (bà Phùng Diêu Trì) về chuyện tôi có để ý đến Vân, nhưng rồi:
Đưa em xuống tàu là từ đó mình xa nhau,
Em bước xuống tàu,
Là ngàn thu ta xa nhau,
Xa nhau ...

 

 
 

No comments:

Post a Comment