Đây là đề tài tôi chọn viết để kỷ niệm một thời điểm "rất đặc thù", vì nó để lại 1 âm hưởng, 1 dư hưởng "đặc quánh" không dễ loảng tan, hay biến thành hơi, khí mà bay mất.
Tôi đã khởi viết vào ngày hôm qua. Vội xóa ngay. Vì lẽ hôm qua, theo thói quen người đời, được gọi "cá tháng tư".
---------------------------------
Một điều khôi hài như thế
không thể xen lẫn vào "những chuyện của 47 năm trước" - liên quan 1 biến
động lớn, tác động hết sức mạnh trên chính trị, xã hội, đạo đức, tập
quán, văn hóa miền Nam VN kể từ sau tháng 4 năm 1975.
Vậy, hôm nay viết.
Ngày 2 tháng 4, năm 1975, tôi vẫn từ Sài Gòn đi Biên Hòa. Cứ sáng đi, chiều về như vậy đã gần 1 tháng nay. Rời chức vụ tại Quảng Ngãi hôm 1/1/1975, tôi được cấp 15 ngày phép. Xong, đi Sài Gòn.
Về Sài gòn bằng máy bay thì mau. Hành lý không nhiều, hơn nữa tại căn hộ mua từ năm trước (1974), thuộc quận Phú Nhuận, đường Nguyễn Huỳnh Đức, đã có sẳn mọi vật dụng. Nhạc phụ, nhạc mẫu và 4 con trai của tôi đã ở đây. Vợ tôi còn đi dạy và đứa gái út mới sinh + căn nhà chưa bán được, nên còn ở lại Quảng Ngãi.
Phương
tiện đi lại tại Sài Gòn rất dễ dàng. Đủ loại xe. Tuy vậy, con đường từ
nhà đến Bộ Nội vụ, rồi từ nhà đến Bộ Quốc phòng, rồi từ nhà đến Bộ Tổng
Tham Mưu, cả 3 hành trình này lại quá xa, mất gần 3 tháng.
Sau cùng, trung tuần tháng 4 về Tiểu khu Bình Tuy nhận nhiệm vụ, đã thấy ở đây quá vắng vẻ. Chiếc Chinook thả tôi và 1 vài quân nhân xuống sân Tiểu khu rồi vội vã bay đi. Đến Phòng Tổng Quản Trị, chỉ thấy 1 Hạ sĩ-quan ngơ-ngáo. Hỏi Trưởng Phòng đâu? Không biết. Cũng không gặp được Tỉnh + Tiểu khu trưởng. Thì tin tức nhận được, Phan Thiết mất. Bấy giờ khoảng hạ tuần tháng 4 (21-4-1975).
Sau cùng, trung tuần tháng 4 về Tiểu khu Bình Tuy nhận nhiệm vụ, đã thấy ở đây quá vắng vẻ. Chiếc Chinook thả tôi và 1 vài quân nhân xuống sân Tiểu khu rồi vội vã bay đi. Đến Phòng Tổng Quản Trị, chỉ thấy 1 Hạ sĩ-quan ngơ-ngáo. Hỏi Trưởng Phòng đâu? Không biết. Cũng không gặp được Tỉnh + Tiểu khu trưởng. Thì tin tức nhận được, Phan Thiết mất. Bấy giờ khoảng hạ tuần tháng 4 (21-4-1975).
Thế là tản hàng. May mà gia đình xum họp. Vợ tôi + đứa con gái út được cháu Tài, người dạy kèm các con tôi suốt 4 năm nay, giúp đỡ, đã an toàn rời Quảng Ngãi theo ghe biển về Vũng Tàu. Bỏ việc, bỏ nhà. Tuần sau thì Quảng Ngãi bị địch chiếm (khoảng 25/3/1975).
Kể từ lúc về Sài Gòn hạ tuần tháng 1/1975, tôi thường gặp bạn "nối khố" Lê Hữu Cương. Rồi từ Bình Tuy về lại đây vào những ngày cuối tháng 4/1975, tôi cùng Cương ngược xuôi tìm hiểu tình hình cho rõ hơn. VNCH dứt khoát cáo chung.
Cương cũng mới xin thôi làm việc với LM ? Viện trưởng Đại học Minh Đức. Gặp bất kỳ người thân quen nào, họ đều khuyên "tìm cách ra nước ngoài".
Bề ngoài, lý do đơn giản cho nền chính trị của VNCH (1954-1975) cáo chung, và QLVNCH tan rã, là việc mất Ban-mê-thuột khoảng 10/3/1975. Nhưng đó chỉ là "khói". Bề trong mới chính là "lửa", đã từ âm ỉ, rồi bộc phát lúc to lúc nhỏ, từ những năm trước. Đúng sai, thật giả thì đã có câu trả lời ngay chính từ "đồng minh thân thiết" của VNCH. Rất đơn giản, họ ngay từ đầu đã nặn từ đất nước VN (vốn đã là miếng bột của các siêu cường quốc tế) thành một nửa theo ý họ (miền Nam). Chừ, họ bán miếng bột đó với tiền lời lớn, thì tội gì họ không phủi tay? Hai mươi năm chỉ mất vài trăm tỉ đô-la, và hơn 5 vạn nhân mạng công dân của họ, thì "thấm béo" chi?
Chính trị ngoắt-ngoéo, ai muốn làm, ai muốn hiểu sao cũng được. Nhưng hệ quả từ nó thì xiết bao kinh-hoàng, khốn khỗ. Xã hội miền Nam VN sau 30 tháng 4 năm 1975 không biết làm sao mà diễn tả.
Cũng không cần nói đến "Bên Thắng Cuộc". Chắc chắn là vui quá, quá vui. Đến nỗi ăn quá no mà chết như Mười Vân (Đại Tá Công An Tỉnh Đồng Nai). Có người cười vui quá mà "đứt mạch máu" chết như ... (rất nhiều, tôi quên tên).
Nhiều hình ảnh của đời người, rút còn 3 sắc thái : - kẻ vui quá như đã nói ở trên, - kẻ buồn quá, là đa số gia đình "ngụy quân ngụy quyền" mất nhà, mất tiền của, mà thân nhân (cha, chồng, con ...) thì bị tù đày "không hẹn ngày về", - tất cả số còn lại.
Chuyện của hai tháng 3 và 4 năm 1975 thì bây giờ ai cũng biết. Rất nhiều, rất "Tang thương ngẫu lục" - chút khác-biệt, là "không tình cờ". Mà là có chủ ý : ý trời, ý người. Ai cũng có thể tìm kiếm trên online. Thế thì khi bài tôi viết "Mùa Xuân Nào Em Còn Nhớ", không chỉ ý nói về 1 nền chính trị cáo chung, cũng là muốn đề cập đến 1 tình người, 1 sinh hoạt xã hội phức tạp, 1 đối xử thô bạo, tàn ác của những người, hở 1 tí là "đồng bào ruột thịt", 1 chút là "miền Nam trong trái tim tôi". Tim bẳng đồng bằng sắt, thì cũng như không!
47
năm trước. Người đã định đi tù thì đi tù. Hằng ngàn, vạn "kho" khổng lồ
dân sự, quân sự đang được "tháo khoán", sẽ được vét sạch không lâu.
Chuyện 16 tấn vàng được qui cho Cựu Tổng Thống Thiệu. Tiền tài, của cải ê
hề. Thế là 1 ủy ban "đánh phá tư bản mại sản" từ Bắc vào Nam làm việc.
Phải là từ miền Bắc mới "hiệu quả", mới "đáng tin". Ôm trọn gói!
Tất cả hiệu sách đều bị phong tỏa. Mọi sách của VNCH đều "đồi trụy". Chính sách "Tần Thủy Hoàng" được áp dụng! Vài tháng sau đó, sách cũ nửa kín nửa hở được bán trên mọi vĩa hè đường phố.
Tất cả hiệu sách đều bị phong tỏa. Mọi sách của VNCH đều "đồi trụy". Chính sách "Tần Thủy Hoàng" được áp dụng! Vài tháng sau đó, sách cũ nửa kín nửa hở được bán trên mọi vĩa hè đường phố.
Rồi nhạc vàng, nhạc xanh.
Rồi đi kinh tế mới. Rồi chương trình văn hóa, giáo dục. Triết học là "xa xí phẩm". Ưu tiên là "luận lý Đảng". Văn hào, thi hào nay cũng được phân cấp, đứng đầu là Hồ Chí Minh. Leo trên cây đu đủ mà đái xuống cũng thành thơ, văn dạy trong trường. 47 năm trước!
May mà Karl Marx & Engels không chết yểu, người trên 60, người trên 70 mới chết. Nếu sống vào thời kỳ 47 năm trước, nếu còn trẻ, chắc "cười vui" vì lý thuyết Mác-xít của mình thật giá trị, được áp dụng "thành công" mà cười vui quá khiến không đứt mạch máu chết, cũng trẹo quai hàm! Họ hãnh diện vì hiện nay chỉ còn VN, Trung quốc, và Bắc Hàn vẫn còn ôm "Tư bản luận", với đi sâu vào Mác-xít-thuyết. Họ cười mĩa Hegel, Kant, Socrate, v.v... Họ hỏi JC là ai, Phật Thích Ca rất xa lạ! Có lẽ họ thích "Hồi giáo" với Mô-ha-mét hơn. Chính trị, văn hóa 47 năm trước! Các phần khác chỉ 1 chút.
Chúng ta đau đớn thật nên chừ còn đau đớn. Dù đã 47 năm qua. Người ta quen miệng rồi, thì "con vẹt" lúc nào cũng chừng đó chữ. Nhà Tần "đốt sách, chôn học trò" chỉ có mấy đời tồn tại.
No comments:
Post a Comment