Thiếu
Tướng Lê Minh Đảo cựu SVSQ Khóa 10 trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. NT
Đảo giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh, là người đã tử thủ Xuân Lộc
và buộc Quân Đoàn 4 Bắc Việt gồm 3 sư đoàn 6, 7, 341 và các trung đoàn
chiến xa đại pháo 122 ly, 130 ly, các trung đoàn đặc công (sau thêm sư
đoàn 325, sư đoàn 10) phải khựng lại ở đây không thể tiến về Sài Gòn
trong 12 ngày đêm từ ngày 9 tháng 4 năm 1975 đến ngày 21 tháng 4 năm
1975.
Tôi và các Tân Sĩ Quan hai Khóa 28 và Khóa 29 ra trình diện Tướng Đảo ngày 21 tháng 4 năm 1975 sau khi NT vừa rút từ Long Khánh ra đêm 20 tháng 4 năm 1975. 18 Tân Sĩ Quan hai khóa 28 và Khóa 29 trinh diện NT, là hai khóa đàn em của NT nên NT vô cùng thân thiện và tự xưng là "Qua". NT Đảo người miền Nam. NT vừa nói vừa chỉ vào bẹn mình "Đêm qua, Qua đi bộ cùng anh em binh sĩ, sáng nay mới về đến đây, Qua vẫn còn đau hết cả bẹn."
NT thân thiện với chúng tôi như anh em ruột thịt. Đó là lần đầu tiên tôi được gặp NT Lê Minh Đảo (Khóa 10), người đàn anh đáng kính của chúng tôi.
Qua Mỹ, chúng tôi, tất cả cựu SVSQ TVBQGVN lại được gặp NT Đảo vài lần trong các dịp sinh hoạt của Hội Võ Bị Bắc California.
NT Đảo mất ngày 19 tháng 3 năm 2020 tại Hoa Kỳ.
Anthony Hayward
Chú thích:
Chú thích:
Tôi theo SĐ 18 BB ra Trảng Bom theo lệnh của Tướng Đảo để lập tuyến phòng thủ tại đây. Còn Tướng Đảo và Bộ Chỉ Huy cùng tiểu đoàn 2/43 do Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế chỉ huy ở lại căn cứ Long Bình để bảo vệ BCH.
Ngày 29 tháng 4 theo tôi được biết, Tướng Toàn họp với Tướng Đảo rồi Tướng Toàn lên trực thăng bay ra hạm đội. Tướng Đảo có trực thăng riêng nhưng không đi vì chả lẽ bỏ lính mình mà đi. Nếu Tướng Đảo dùng trực thăng chở nguyên gia đình ra Hạm Đội cũng vẫn còn kịp.
Tướng Đảo ra lệnh cho các Trung Đoàn Trưởng rút lui về bảo vệ Sài Gòn, nhưng không còn kịp nữa, đêm 29 tháng 4, SĐ 18 BB đã tan rã từng mảng nhỏ. Sáng 30 tháng 4 nhiều đại đội đã bị địch bắt khi về đến Sài Gòn và bị buộc phải giải giới. Tôi may mắn thoát được vào Sài Gòn vì lúc đó tôi chỉ còn có 1 mình vì người lính truyền tin cuối cùng tôi cũng đã cho anh ta về nhà trước khi tôi vào Sài Gòn rồi.
Tiếc thương về một vì sao Bắc Đẩu.
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo
Triền miên giông bão biển đông thét gào
Cuốn đi cánh hoa đào dạt trôi nơi nao
Trùng dương như khóc như than cho đàn con
Biển sâu mộ chôn, con ơi ôi đọan trường
Cuốn đi cánh hoa đào dạt trôi nơi nao
Trùng dương như khóc như than cho đàn con
Biển sâu mộ chôn, con ơi ôi đọan trường
Trời đêm, sao rơi, nước mắt ôi long lanh
Khổ đau không vơi, tóc đả phai màu xanh
Xa nhau mãi từ đây, chia ly mãi tư đây
Yêu thương và nhung nhớ dâng tràn đầy
Sương bao phủ đầy trên quê hương khổ aỉ
Yên vui giờ đổi lấy lầm than kiếp đọa đầy
Mịt mờ hôm nay nào ai biết tương lai
Còn sống tôi còn khóc tôi còn thương quê hương tôi
Còn sống anh còn nhớ anh còn thương em ơi
Còn sống ba còn nhớ ba còn thương con ơi
Lưu Đầy (Lê Minh Đảo)
Khổ đau không vơi, tóc đả phai màu xanh
Xa nhau mãi từ đây, chia ly mãi tư đây
Yêu thương và nhung nhớ dâng tràn đầy
Sương bao phủ đầy trên quê hương khổ aỉ
Yên vui giờ đổi lấy lầm than kiếp đọa đầy
Mịt mờ hôm nay nào ai biết tương lai
Còn sống tôi còn khóc tôi còn thương quê hương tôi
Còn sống anh còn nhớ anh còn thương em ơi
Còn sống ba còn nhớ ba còn thương con ơi
Lưu Đầy (Lê Minh Đảo)
Mong ông bình an nơi cõi Vĩnh Hằng. Tiễn biệt Thiếu Tướng Lê Minh Đảo.
Hạt sương khuya
23.03.2020
TB: Cảm ơn anh Vọng Ngày Xanh đã giúp em làm Video Clip cho ca khúc Nhớ Mẹ.
Tiếc thương về một vì sao Bắc Đẩu.
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo
Sự ra đi của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo là một mất mát quá lớn đối với những người con dân Miền Nam, đặc biệt là những ai đã từng có cùng ông cái duyên hạnh ngộ. Trong những ngày qua, bão táp dường như không ngừng lại với nhân loại nói chung và với người Việt tị nạn Cộng Sản nói riêng. Trong ba ngày, ba cái tang. Ngày 17-03 một đại danh ca của miền Nam ra đi, ngày 18-03 phu nhân cố nhạc Sĩ Anh Bằng cũng trở về với phu quân của mình, hai cái tang chưa kịp lau khô dòng lệ thì được tin Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, một vì sao Bắc Đẩu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vừa tắt nơi vùng trời xa lạ (19/3/2020) Tôi không viết về tiểu sử của ông, bởi điều đó đã có quá nhiều người làm, hơn nữa tên tuổi của ông đã có một vị trí nhất định trong Quân Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chỉ với thành tích " Người Hùng Xuân Lộc" hay 17 năm khổ ải trong lao tù Cộng Sản cũng đủ cho ta phải nghiêng mình kính phục một nhân cách lớn khi sống đã "Sĩ khả Sát- Bất khả Nhục", ra đi lòng không mang theo thù hận, ông nằm xuống trong vòng tay thương yêu của gia đình.
Bố tôi cũng là một người lính trở về từ chiến trường Xuân Lộc, có lẽ đây là mối "liên hệ" duy nhất giữa tôi và ông, vì thế khi có dịp sang Hoa Kỳ trình diễn, trong một cơ duyên tôi đã được diện kiến ông.
Trước khi bước vào tư gia, tôi hình dung ông sẽ là một người nghiêm khắc, vì nếu không có cái ngày tang thương ấy, với một kẻ vô danh tiểu tốt như tôi làm gì có cửa để gặp được ông. Mọi việc đã không như tôi mường tượng, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo tiếp chúng tôi như một bậc chú bác đối với con cháu từ xa về thăm. Ở nơi ông cho ta thấy sự gần gũi ngay lần gặp đầu tiên. Suốt buổi tâm tình không nghe ông nói về thành tích hay thù hận, dù ông đã bị đọa đày suốt 17 năm dài trong chốn lao tù Cộng Sản. Chỉ trong vài tiếng thôi, nhưng cũng đủ để nhìn ra được nhân cách của một vị tướng khi thất thế đành thôi "Tự Thắng" lúc sa cơ. Ông hiểu được sự thù hận không phải là giải pháp để đi đến một nền hòa bình thật sự, thôi thì nỗi đau ấy chôn chặt đáy lòng.
Có biết bao danh tướng đã ra đi, nhưng lòng tôi chưa bao giờ chùng đến thế. Những tinh hoa cuối cùng còn sót lại đang rụng dần. Rồi cũng phải đến ngày những người lính còn lại sau cuộc chiến sẽ trở về lòng đất. Tôi có thể hình dung ra được một chiến lược nhắm vào yếu tố thời gian để vô hiệu hóa cuộc chiến tranh đẫm máu đã lấy đi hàng triệu sinh mạng của con dân hai miền. Nhưng liệu yếu tố thời gian có thể xóa mờ đi tất cả vết nhơ lịch sử khi mấu chốt của vấn đề không phải là sự che đậy bằng lối tuyên truyền giả tạo với những chiến thắng vinh quang trên xác người được nhai đi nhai lại hàng năm vào dịp Tháng Tư Đen. Thương cho những danh tướng tài ba, dù sa cơ thất thế, bị trả thù tàn nhẫn với mười mấy năm đọa đày nhưng vẫn nói lên lời vị tha tự đáy lòng: Cuộc chiến đã qua, vết cắt lịch sử cần được vá lại bằng yêu thương để xây dựng lại quê hương sau cuộc chiến điêu tàn đổ nát. Tôi muốn nhắn với các ông Cộng Sản Bắc Việt rằng: Các ông đã thắng trong một cuộc chiến nhưng đã thua hẳn về nhân cách so với danh tướng của Việt Nam Cộng Hòa. Ngày nào khi Nghĩa Dũng Đài không được hồi phục, bức tượng Thương Tiếc không được dựng lại, và những ngôi mộ không được trùng tu thì đừng nói đến chuyện hòa giải, và rồi cái giá các ông phải trả cho lịch sử sẽ không nhỏ, hãy quay đầu ăn năn sám hối để còn kịp cứu nguy dân tộc trước nạn xâm lăng của tàu cộng, kẻo ngày phán xét đến thì đã quá muộn.
Người đã xa, nhưng nhân cách sống và những lời nhắn gửi lại cho thế hệ mai sau của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo sẽ là hành trang quý báu cho những người trẻ hôm nay hiểu thêm hơn về giá trị của yêu thương thay vì nuôi dưỡng lòng thù hận. Nghiệp chướng của dân tộc cũng đã đến lúc phải nhìn rõ hơn về những sai lầm quá khứ mà mỗi người chúng ta không đủ khả năng để lựa chọn được cho mình một thời điểm hay nơi chốn chào đời. Vậy thì việc đúng hay sai, được hay mất có còn cần thiết đặt ra để chia cách thêm một lần những khác biệt về ý thức hệ, để rồi mãi mãi trở thành một dân tộc ngu xuẩn, chia rẽ tạo cơ hội cho ngoại bang xâm lược!Tôi tin rằng tuổi trẻ Việt Nam ngày hôm nay đã đủ trưởng thành để nhìn ra được những gì đang xảy ra trên quê hương, nhưng có lẽ cái họ đang thiếu chính là những giá trị truyền thống được truyền thừa từ Tinh Thần Quốc Gia đã bị mất hẳn sau ngày Cộng Sản cai trị toàn cõi Việt Nam. Chủ nghĩa Cộng Sản đã bị phá sản, cái còn đang hiện hữu chỉ là những ký sinh, nếu cơ thể có sức đề kháng tốt thì không một ký sinh nào xâm nhập được. Trong trường hợp này đòi hỏi chúng ta phải có một sức những ký sinh, nếu cơ thể có sức đề kháng tốt thì không một ký sinh nào xâm nhập được. Trong trường hợp này đòi hỏi chúng ta phải có một sức đề kháng lớn mạnh về mặt tâm linh, bởi tâm linh là điểm tựa của tinh thần để ta không sa ngã rồi phải tìm đến những giá trị vật chất phù phiếm mà lấp cho đầy sự trống rỗng của tâm hồn. Một khi cây đạo đức triết lý sống không được chăm bón từ thuở sơ sinh, thì hậu quả tất yếu của nó sẽ tạo ra hàng loạt lớp trẻ khô cằn trong nhân sinh quan, chai sạn cảm xúc và thờ ơ với đồng loại. May mắn thay, chính vì còn đó những con Người cao cả như Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, biết quên nỗi hận riêng để làm bước đệm cho thế hệ mai sau không phải bị giằng co bởi những hận thù quá khứ. Tôi khắc cốt ghi tâm lời ông nói: Tụi con may mắn được sống trong một nền giáo dục nhân bản, hãy thương những người trẻ hôm nay, họ chỉ là nạn nhân của một chế độ bạo tàn, ngày nào các con biết bảo bọc và thương yêu nhau, thì đất nước mình mới mong thoát được họa diệt vong.
Hình dáng ông khi tiễn mọi người ra xe, có chút gì đó cô độc hằn sâu trên gương mặt già nua của một vị danh tướng lúc xế chiều, tôi cảm nhận được những trăn trở trong đôi mắt buồn sâu thẳm ấy, khổ đau chưa vơi thì tóc đã mạc màu.
Với tôi... Thiếu Tướng Lê Minh Đảo không chết, ông ấy chỉ không còn hiện hữu, nhưng nhân cách ấy sẽ sống mãi trong lòng của những thế hệ mai sau.
No comments:
Post a Comment