Sunday, March 19, 2023

QUỐC HẬN 30 tháng 4 - Anthony Hayward

QUỐC HẬN 30 tháng 4

Anthony Hayward
Quý NT và các bạn,
Mỗi độ tháng 4 về lại nhớ tháng Tư đen năm 1975. Tôi cũng như tất cả các NT Khóa 28, các bạn Khóa 29, các anh Khóa 30 và Khóa 31 bắt đầu được lệnh di tản rời Đà Lạt khoảng lúc 8 giờ tối đêm 31 tháng 3 năm 1975.
 ------------------
Năm nào cũng nhớ lại thời gian bi ai này, nhưng những ký ức cứ xa mờ dần nên chỗ nhớ chỗ quên. Hai khóa 28 và Khóa 29 lại còn kỷ niệm riêng của từng người khi ra chiến trận hay được nghỉ phép trước ngày 30 tháng 4. Tôi thì không quên được vài ngày ngắn ngủi ra lập phòng tuyến ở Trảng Bom. Tai đây tôi cũng nếm mùi chiến trậnn đêm 28 tháng 4 năm 1975. Rồi chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975, lại một lần nữa và cũng là lần cuối cùng tôi nhận lệnh lui binh và lần này cũng là lần cuối cùng chấm dứt cuộc đời chiến binh VNCH của tôi.
 
Cuộc đời đúng là ba chìm bẩy nổi chín cái lênh đênh, thân con trai 12 bến nước, trong nhờ đục chịu. Riêng tôi cũng bon chen đi vượt biên với người ta nhưng không chuyến nào thành công để rồi một ngày đẹp trời tháng 2 năm 1985, tôi may mắn được chính thức đi máy bay qua Thái Lan. 
 
Ở Thái Lan đúng 1 tuần rồi bay qua Frankfurt Germany, và sau đó bay đến phi trường New York, Hoa Kỳ.
 
Trong một toán nhỏ gồm vài gia đình đi cùng chuyến này, chỉ có tôi là người biết tiếng Anh nên nhân viên di trú thường nói chuyện với tôi để tôi thông dịch lại cho các gia đình đi chung hiểu. 
 
Đến phi trường New York vào giữa tháng 2 (tôi nhớ ngày 15 tháng 2 năm 1985), tuyết ngoài phi trường cao chừng 1 tới 2 mét. Trong nhóm, ai cũng run cầm cập vì bên VN qua ai mang được cái áo lạnh là tốt rồi. Còn tôi đóng bộ com lê (Vest) vô cùng lịch sự, thắt cái cà ra oắt nữa, trông cứ như ông đại sứ VN qua Mỹ chứ không phải là tị nạn. Trong phi trường thì ấm vì có máy sưởi. Ra ngoài phi trường lạnh quá, hai hàm răng đánh vào với nhau muốn bể hết cả răng. Vừa lúc đó thì nhân viên di trú đẩy 1 xe áo lạnh dầy đủ size cho mọi người mặc. Lúc đó mới đỡ lạnh. Sau đó ông nhân viên di trú cho lên xe chở đi ăn chiều vì lúc đó cũng chiều rồi. Ra nhà hàng, họ đã order cho mình rồi nên mình chả phải order gì cả. Một ông già đi trong toán nói với tôi gọi cho ông ta chai beer. Tôi làm sao dám gọi vì chân ướt chân ráo có biết luật lệ gì đâu, nên tôi hỏi ông nhân viên di trú có cho order beer không vì ông già muốn uống beer. Chứ tôi nào có uống beer rượu gì đâu. Nhân viên di trú nói không được vì họ chỉ cho ăn và uống nước ngọt chứ không có cho uống beer.
 
Ăn xong họ đưa về khách sạn. Tại đây mỗi gia đình ngủ 1 phòng riêng. Tôi nhận phòng cuối cùng rồi ông nhân viên di trú dăn tôi sáng mai chuẩn bị sẵn sàng trước 7 giờ sáng, sẽ có người đến đón từng gia đình đưa vào phi trường New Yorrk lại để về các phi trường của từng tiểu bang cho mỗi gia đình.
 
Tối hôm đó, đúng là một đêm thần tiên ngủ trong khách sạn Hoa Kỳ. Ôi! Nó tuyệt vời làm sao. Ngủ giường nệm, tắm nước nóng. Tôi ngâm trong bồn nước ấm đã quá muốn ngủ luôn vì mệt. Vợ thấy tôi lâu ra chạy vào gọi ông ngâm cái củ gì mà ngâm lâu thế! Tôi không dám trả lời to mà nói thầm ngâm cái củ cải chứ ngâm gì nữa rồi cười một mình.
 
Mà các bạn có biết không? Hồi đó bên VN so với bên Mỹ cách nhau xa lắm về độ văn minh. Cửa thì đi ra đi vô nó mở ra cho mình, cứ giật mình cái thót vì cứ ngỡ có ... ma. Rồi vặn nước ra để rửa tay mà chả thấy cái gì để mình văn nước ra cả, thò tay vào cái sink nó xịt nước ra, cũng giật mình. Còn gọi điện thoại, tôi có trong túi đúng $5 USD mà không biết làm sao để gọi vì tôi gọi phone trong khách sạn cho chị tôi, tôi đâu biết phone trong khách sạn chỉ dùng để gọi nội bộ. Ra cột phone ngoài sân tôi không biết đổi $5 ra tiền cắc để gọi.
 
Sáng hôm sau. Tôi và vợ con đang ngồi chờ trong phòng thì có người chạy đến đập cửa rầm rầm, chạy ra mở cửa thì người đi chung nói họ gọi phone mà không biết trả lời. Tôi vội chạy lại phòng đó thì chuông điện thoại đã tắt. Phòng thứ hai lại chạy ra tìm tôi ... tôi vội chạy về phòng tôi vì là phòng cuối và chờ phone họ gọi ở đây. Tới phòng tôi, tôi bắt phone và họ nói tất cả xuống sân, sẽ có xe chở tất cả ra phi trường. Tới phi trường tất cả chỉ kịp giờ tay vẫy tay chào nhau, một lần đầu và một lần cuối, rồi từ đó đến nay, chưa bao giờ và có lẽ sẽ không bao giờ gặp lại họ nữa. Nhưng người cùng số phận ly hương.
-----------------------------------
 
Bài viết dưới đây của anh David Trần
 
Có gần 2 triệu thuyền nhân đã vượt biên đi tìm tự do kể từ khi cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam Việt Nam của nước Việt Nam Cộng Hòa. Trong số đó có cả hàng trăm ngàn đồng bào đã di cư từ Bắc vô Nam năm 1954 nay lại phải chạy trốn cộng sản Bắc Việt một lần nữa. Những ai có phương tiện hay có cơ hội đều muốn vượt thoát khỏi quê hương, xứ sở chỉ vì họ không muốn sống dưới sự cai trị tàn ác và man rợ của đảng cộng sản Bắc Việt. Sau 1975, trong dân gian ở Việt Nam truyền miệng với nhau câu nói sau đây mà già trẻ lớn nhỏ ai cũng đều biết: "Cái cột đèn nếu có chân và biết đi thì nó cũng vượt biên luôn".
 
Những ai đã từng ở trại tị nạn tại Thái Lan, Singapore, Hồng Kông, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai Á thì sẽ không bao giờ quên được những ngày tháng gian khổ sau những ngày lênh đênh trên đại dương mênh mông vô bờ bến. Hành trình đi tìm tự do của những người tị nạn cộng sản rất là gian nan và đầy bất trắc. Để đến được bờ bến tự do, thuyền nhân phải trải qua những ngày tháng hãi hùng trên đại dương với biết bao sóng gió đang chờ chực để đắm chìm những con tàu nhỏ bé của người Việt tị nạn cộng sản. Ngoài ra họ còn bị hải tặc Thái Lan hãm hiếp và cướp bóc trên biển. Nếu thuyền nhân không chịu được cảnh thân nhân của mình bị chúng hành hạ mà chống trả lại bọn hải tặc thì sẽ bị chúng giết chết và vất xác xuống biển. Rất nhiều người vượt biên cũng bị công an bắn giết trên đường trốn thoát cái gọi là thiên đường xã hội chủ nghĩa của cái đảng cộng sản Bắc Việt khát máu, tàn ác và gian xảo nhất thế gian.
 
Nhiều người còn bị ám ảnh cho tới ngày hôm nay khi nhắc lại những ngày tháng đen tối và khủng khiếp ấy. Đó là những nỗi bất hạnh và khốn khổ mà dân tộc và đồng bào của tôi phải hứng chịu. Chỉ vì đảng cộng sản Bắc Việt khát máu đã dùng mọi thủ đoạn để chiếm lấy đất nước của họ nên họ đành phải rời bỏ quê hương để đi tìm tự do trong cái chết. Kết cuộc có hơn 400 ngàn người đã bỏ mình nơi biển cả với bao nỗi uất hận chồng chất cho tới tận bây giờ. 
 
Theo thống kê của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc thì có khoảng hơn 400 ngàn thuyền nhân đã chết vì đói khát, bệnh tật và tàu bị chìm vì phong ba bảo tố trong suốt cuộc hành trình trên biển của họ ngoài vấn nạn hải tặc. Có hơn 1 triệu rưỡi người Việt Nam tị nạn cộng sản đã trốn thoát được sau khi nước Việt Nam Cộng Hòa bị đảng cộng sản Bắc Việt xâm chiếm vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975.
 
Nhạc phẩm được trình bày trong phim bởi nữ Ca Sĩ Khánh Ly là Đêm Chôn Dầu Vượt Biển do Nhạc Sĩ Châu Đình An sáng tác.
Nhạc phẩm: Đêm Chôn Dầu Vượt Biển
Tác giả : Nhạc Sĩ Châu Đình An
Ca Sĩ: Khánh Ly
Đêm Chôn Dầu Vượt Biển
Đêm naу anh gánh dầu ra biển anh chôn
Anh chôn, chôn hết cả những gì của уêu thương
Anh chôn, chôn mối tình chúng mình
Gửi lại em trăm nhớ ngàn thương
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non.
Đêm naу đêm tối trời anh bỏ quê hương
Ra đi trên chiếc thuуền
Hу vọng vượt trùng dương
Em đâu đâu có ngờ đêm buồn
Ɓỏ lại em caу đắng thật thương
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non.
Anh phải bỏ đi thắp lên ngọn lửa hу vọng
Anh phải bỏ đi để em còn sống
Anh phải rời xa mẹ Việt Ɲam đau đớn
Quê mình rồi đâу em có đợi chờ
Anh tạm rời xa nước non mình уêu kiều
Phố phường thật уêu người quen hàng xóm
Mong vượt biển Đông mà lòng anh tan nát
Ɲúi mờ mờ xa ôi ngọn núi ở quê hương!
Đêm naу anh gánh dầu ra biển anh đi
Ra đi trên sóng cuộn thấу gì ở quê hương
Xa xa ôi núi mờ xa dần
Một giọt nước mắt khóc phận thân
Hò ơi hò ới phận kẻ lưu vong
Hò ơi hò ới phận kẻ lưu vong
Đêm naу trên bản đồ có một thuуền ra đi
Hiên ngang trên sóng gào tự do đón chào
Xin chào tự do với nỗi niềm caу đắng
Ɲhìn lại bến bờ nước non mình muối mặn
Khóc nghẹn ngào!!!
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non
Anh phải bỏ đi thắp lên ngọn lửa hу vọng
Anh phải bỏ đi để em còn sống
Anh phải rời xa mẹ Việt Ɲam đau đớn
Quê mình rồi đâу em có đợi chờ
Anh tạm rời xa nước non mình уêu kiều
Phố phường thân уêu người quen hàng xóm
Mong vượt biển Đông mà lòng anh tan nát
Ɲúi mờ mờ xa ôi ngọn núi ở quê hương!
Đêm naу anh gánh dầu ra biển anh đi
Ra đi trên sóng cuộn thấу gì ở quê hương
Xa xa ôi núi mờ xa dần
Một giọt nước mắt khóc phận thân
Hò ơi hò ới phận kẻ lưu vong
Hò ơi hò ới phận kẻ lưu vong
Đêm naу trên bản đồ có một thuуền ra đi
Hiên ngang trên sóng gào tự do đón chào
Xin chào tự do với nỗi niềm caу đắng
Ɲhìn lại bến bờ nước non mình muối mặn
Khóc nghẹn ngào!!!
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non…
 
Xin mời Quý vị và các Bạn cùng chúng tôi thưởng thức lại nhạc phẩm "Ru Ta Ngậm Ngùi" ở cuối cuốn phim này do Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác và được Ca Sĩ Khánh Ly trình bày vào ngày 19 tháng 1 năm 1968 tại Quán Văn tại Thủ Đô Sàigòn. Chúng ta nghe để hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp đẽ của chúng ta khi chưa mất nước.
 
Bản nhạc này làm chúng ta nhớ lại quãng thời gian của chúng ta trước năm 1975 ở miền Nam Việt Nam. Mặc dầu nước Việt Nam Cộng Hòa đang ở trong thời kỳ chiến tranh nhưng chúng ta đã có một quãng đời không bao giờ quên được. Đó là một đất nước đã đem đến cho chúng ta một cuộc sống no ấm và hạnh phúc, một đời sống tự do và dân chủ với những con người giản dị nhưng nhân ái, biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Họ là những con người có trí thức, đạo đức và nhân cách khi sống trong một xã hội văn minh nên lúc nào họ cũng yêu quý gia đình và đồng bào của mình.
 
Xin mời Quý vị và các Bạn xem tiếp những đoạn phim và hình ảnh đã đăng trong những kỳ trước nói về Tổng Thống Ngô Đình Diệm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, chương trình Người Cày Có Ruộng của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Bệnh Viện Vì Dân do Đệ Nhất Phu Nhân Nguyễn Thị Mai Anh khởi xướng và thành lập.
San Jose, Ngày 20 tháng 6 năm 2021
David Tran

 

No comments:

Post a Comment