Học nhảy dù ở Trại Hoàng Hoa Thám
Nguyễn Văn Ngọc K26/TVBQGVN
Nguyễn Thiều Minh
Nguyễn Văn Ngọc K26/TVBQGVN
Nguyễn Thiều Minh
Học nhảy dù ở Trại Hoàng Hoa Thám
dù căng gió, đất chao nghiêng
ta đang rơi xuống Ấp Đồn dưới chân
nhảy dù, ừ cố gắng lên
có bằng thêu áo, khoe em mai nầy.
dù căng gió, đất chao nghiêng
ta đang rơi xuống Ấp Đồn dưới chân
nhảy dù, ừ cố gắng lên
có bằng thêu áo, khoe em mai nầy.
Kể từ Khóa 23 trở về sau, những khóa theo học chương trình 4 năm tại Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam thì vào khoảng đầu Mùa Quân Sự năm thứ ba, thành phần SVSQ Lục Quân của các khóa nầy đều được gởi về Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù (Trại Hoàng Hoa Thám) để thụ huấn một khóa nhảy dù trong 3 tuần lễ.
SVSQ Lục Quân Khóa 26 cũng đã theo học Khóa 251 Nhảy Dù từ ngày 21/2/1972 đến ngày 10/3/1972.
Nếu đem so sánh khóa học Nhảy Dù tại Sài Gòn và khóa học Biệt Động Quân Rừng Núi Sình Lầy tại Dục Mỹ vào Mùa Quân Sự năm thứ tư thì phải nói thời gian học nhảy dù “thần tiên” hơn nhiều.
Bởi lẽ, mỗi ngày từ 5 giờ sáng đến 5 giờ chiều, sau khi được học lý thuyết và thực tập cật lực trên các bãi tập, là chúng tôi được tự do, thoải mái trong doanh trại như đi câu-lạc-bộ hoặc vào những hàng quán thuộc khu gia binh của Sư Đoàn Dù để ăn uống, nghe nhạc, đánh bi-da...Ngoài ra, thứ Bảy và Chủ Nhật chúng tôi còn được cấp phép dạo phố Sài Gòn để mua sắm và để...rửa mắt! Những SVSQ nào có nhà hoặc thân nhân ở Sài Gòn thì “đắc địa” hơn, là được ăn bữa cơm và ngủ qua đêm cùng gia đình.
Sau khi hoàn tất nhảy 5 saut dù, 100% SVSQ Lục Quân Khóa 26 được cấp phát “Bằng Nhảy Dù” với chữ ký của Trung Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù và của Trung Tá Trần Văn Vinh, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù.
Khóa học được kết thúc bằng một tiệc liên hoan, dạ vũ ngoài trời do Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù khoãn đãi trong khuôn viên trại Hoàng Hoa Thám và đây là một đặc ân chỉ dành riêng cho các khóa SVSQ/Khóa Sinh/TVBQGVN mà thôi.
Nhận được “Bằng Nhảy Dù” cũng có nghĩa là từ đây chúng tôi được quyền mang huy hiệu Dù trên nắp túi áo phải bộ quân phục của mình trong suốt đời binh nghiệp, cho dù khi ra trường chọn phục vụ ở bất cứ binh chủng nào. Và đó cũng là dấu hiệu nhận biết đồng môn Võ Bị, ngoài chiếc nhẫn VB truyền thống, nếu tình cờ gặp nhau trên đường phố hay ngoài chiến trường.
Một điều đặc biệt khác là khi học xong khóa nhảy dù, trở lại trường, 24 SVSQ tình nguyện trong 8 Đại Đội Lục Quân (mỗi ĐĐ lấy 3 người, tác giả không được hân hạnh có mặt trong toán nầy) còn phải chuần bị nhảy saut dù thứ 6 để “biểu diễn” cùng các Huấn Luyện Viên Nhảy Dù trên bầu trời Đà Lạt vào sáng Chủ Nhật của tuẩn lễ kế tiếp.
Hàng năm, khi tiết trời bắt đầu ấm áp báo hiệu mùa Xuân đến, dân chúng Đà Lạt lại có dịp được nhìn thấy những chiếc dù “Nấm” của SVSQ năm thứ ba nở tròn và những chiếc dù “Chiếu” của Huấn Luyện Viên chao lượn trên trời cao rồi từ từ đáp xuống Sân Cù Đà Lạt, tạo nên chút sinh động, huyên náo cho một Đà Lạt vốn dĩ êm ả, trầm mặc.
No comments:
Post a Comment