Friday, October 21, 2022

Đổ bộ vào Triệu Phong (Quảng Trị) - Bồng Sơn Bùi K21/TVBQGVN

Bồng Sơn Bùi K21/TVBQGVN

Phuc Luu
To Me - Jan 31 at 11:56 PM
Cám ơn Anh.
Cám ơn Bồng Sơn và hơn 120 Chiến Sĩ ĐĐ1 Quái Điểu. Nếu các Anh không đồng loạt xung phong ngay vào phòng tuyến kiên cố của csBV, một chiến trường mà địch giăng sẵn chờ chúng ta. Các Anh đã đánh đẹp với tất cả sự can trường, theo nhận xét của tôi, không thể có chiến đấu nào can trường hơn.

--------------------------------------------
Vậy lời hứa của người Tư Lệnh chiến trường về việc " mỗi người được thăng một cấp" do TĐT Hương Giang nói trong buổi họp được thực hiện thế nào? TQLC bị thiệt thòi nhiều chính vì vậy.

Người chỉ huy xung phong vào " chỗ chết để tìm cái sống cho cả Tiểu Đoàn Quái Điểu" là Anh, nhưng cấp trên quên ngay lời hứa. 

Trong email gửi Anh lúc chiều, tôi nghĩ đến Anh chịu nhiều bất công. Bây giờ đọc những sự thật chiến trường, tôi rất ngưỡng mộ Anh và Anh Em dưới quyền chỉ huy của Anh.
Tất cả các Anh xứng đáng gọi bằng hai tiếng " Anh hùng".

Tôi hãnh diện và vinh dự được một thời chiến đấu bên cạnh các Anh.
Thân kính,
Phúc.
 
Lực Điền
Cám ơn Major BS. Người bạn đồng khóa SQ/TQLC/HK (69-70).
Anh thật sự là anh hùng trong nhiều trận chiến khốc liệt.
Tôi còn nhớ: anh thăng cấp Trung uý thực thụ đặc cách do chiến công tái chiếm trại Phù Đổng (BCH Thiết Giáp trong trận phản công tết Mậu Thân 68; thăng cấp Đại uý thực thụ trong trận Hạ Lào cuối tháng 3/1971). Trong khi đa số bạn bè còn mang cấp Trung uý.

Chiến thắng trong trận Đại Đội 1 Quái Điểu tiêu diệt lực lượng địch gồm bộ binh và chiến xa địch tại căn cứ Ái Tử, Đông Hà. (4/1972).

Oanh liệt và nguy hiểm nhất: khi anh dẫn Đại Đội 1 Quái Điểu nhảy trực thăng ngay trên phòng tuyến hỏa lực rất mạnh của địch tại Triệu Phong ngày 11/7/1972. Chính nhờ vào lòng can đảm và sự hy sinh của các anh mà TQLC đã tiết kiệm được bao nhiêu xương máu chiến sĩ, vì Đại Đội 1 Quái Điểu đã chận được yết hầu địch, khóa cứng đường tiếp tế vũ khí, lương thực, đạn dược của quân BV theo thủy trình từ Cửa Việt đưa vào.

Nếu kể hết chiến công của anh, thì có lẽ phải viết một tuyển tập “Bồng Sơn, người lính TQLC: trung với Nước, trọn tình với đồng đội…”!

Không bỗng dưng mà Tướng Tư lệnh TQLC trao trách nhiệm cho anh là Biệt Đội trưởng Biệt Đội Sóng Thần và trở thành Tiểu Đoàn phố đầu tiên của khoá 21VB so với những bạn khác trong Binh chủng.
Nhân dịp năm mới, xin Ơn Trên ban cho anh sức khỏe. Hạnh phúc với các con và cháu.
PY.
 
Capt Phúc Yên=Phúc Lưu=Lực Điền , Battery Commander of South Vietnam Artillery.

Bài viết này là góc độ nhìn về khía cạnh chiến thuật của một Đại Đội Trưởng ở chiến địa của đơn vị đang giao chiến còn TĐT hoặc TĐP họ có cái nhìn tổng quát hơn, tôi cũng có nghe nói về điều đó, có sự khác biệt trong cách mô tả giữa TĐT và TĐP nên tôi mới phải viết bài này để mong làm sáng tỏ vấn đề, đồng thời tôi cũng gom một bài viết dưới lăng kính của một binh sĩ
ĐĐ1/TĐ1/TQLC tham dự trong trận đánh đầy máu lửa đó.

Thân kính gửi Bồng Sơn,
Tôi thích đọc bài của BS và bài của HSI Sinh ( viết từ Phú Nhuận, SG).
Trung thực và tràn đầy cảm xúc.

Hình ảnh ĐĐT Bồng Sơn, quyết định nhanh chóng, rồi lao lên phía trước hướng thẳng phòng tuyến csBV với nguyên một dàn súng thượng liên, đại liên địch đang nhả đạn xối xả, cả Đại đội lao theo người ĐĐT mà họ thương yêu, kính mến, tin tưởng ( không một chiến sĩ Quái Điểu 1 chịu ở lại tiền trạm dù họ được Bồng Sơn cho phép.   Bạn Xinh viết : BS rời B3 để trở về với ĐĐ1...). Xinh viết tiếp : BS xung phong với bản đồ ngay họng súng 12 ly 7. TS I Phước, Thường vụ ĐĐ phải xô BS ngã xuống để tránh những làn đạn địch đang bắn về đội hình xung phong của Quái Điểu 1.
Thông thường người chỉ huy " hô xung phong" là xua quân đi trước, còn mình theo sau đội hình. Nhưng Bồng Sơn tiến trước để kéo theo các chiến sĩ thuộc quyền. Hình ảnh đó thật giống như các trận chiến thời Trung Cổ.

Bởi vậy, tôi không đồng ý khi Hương Giang viết " mạnh ai nấy đánh...".

Tôi vẫn muốn nói lên cảm nghĩ của mình : " sau trận Kinh Kha vào đất địch trở về, người xứng đáng trọng thưởng phải là Bồng Sơn".

Giả sử nếu ĐĐ1/ TĐ1 không chiếm được phòng tuyến mạnh của địch ngay khi vừa đổ bộ, hậu quả cả TĐ1 sẽ thê thảm đến cỡ nào?!

Không chặn được đường tiếp tế của csBV, cả chiến trường QT 72 sẽ ra sao, bao giờ thì tái chiếm được Thị Xã QT và CT Đinh Công Tráng ?

Với tôi, trận chiến Quảng Trị 1972, thì " Cuộc đổ bộ Triệu Phong" phải được Ghi nhận là Chiến Công Hiển Hách nhất.

Sự thất hứa của Tư Lệnh chiến trường là điều không nên để xảy ra.

Bên Dù (người cùng khóa 21 VBQG với Anh, họ chưa lên được bờ Đông CT mà đã được thăng Th/Tá), trong khi chiến công của Bồng Sơn vang dội như vậy, mà chẳng được cấp trên nghĩ đến. TQLC thật bất công.
Thời gian chúng mình thụ huấn Basic School/ USMC, tôi có ước mơ : một ngày nào đó các Anh sẽ là các TĐT trong Binh Chủng , và tôi là người chỉ huy Pháo Đội, yểm trợ hoả lực PB cho TĐ do các Anh chỉ huy.
Để chứng tỏ cho cấp trên thấy khả năng của các SQ trẻ như thế nào.

Tôi ước mong có ngày chúng mình gặp lại nhau trong niềm vui hội ngộ, đối đãi nhau trong tình cảm thân thiết Anh Em.

Thân kính chúc Anh Chị Bồng Sơn và Quý Quyến an khang, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào.
Phúc Yên/ Lôi Hoả B.
 ------------------------------
Phuc Luu
To banQSTQLC@yahoogroups.com
Kính gửi Ban QS,
Kính gửi Cam Ranh và Anh Tấn,
Trận " Đổ Bộ Triệu Phong" do Thiếu tá Bồng Sơn/ Khoá 21 VBQG , nguyên ĐĐT/ ĐĐ 1/ TĐ1/TQLC, chỉ huy đơn vị đổ bộ đầu tiên vào Triệu Phong đã viết rất đầy đủ của trận chiến.
Theo tôi, nhờ chiến công của đoàn quân Quái Điểu, đặc biệt là phản ứng thần tốc, xung phong thẳng vào phòng tuyến csBV của ĐĐ1/TĐ1 đã chặn đứng được đường tiếp vận của csBV.
Góp công đầu tiên trong toàn bộ chiến thắng tái chiếm Thị Xã và CT Đinh Công Tráng.
Bài này, tôi đề nghị BQS đưa vào mục
những trận đánh tiêu biểu .
Kính,
Lưu Phúc
Thành viên BQS

Kính gửi Quý NT, Quý MX ban QS và BCH/TH
Thời gian qua BQS tạm ngưng hoạt động vì nhiều việc dồn dập cuối năm.
Nay mọi việc đã qua, chúng ta sẽ tiếp tục để hoàn tất trách nhiệm ấn loát cuốn QS của BC.
Tất cả ưu tiên dành cho công tác này. Mọi việc phải hoàn tất trong tháng 3, và sẽ đưa đi in vào đầu tháng 4. Kính mong Quý NT, quý MX giúp TH hoàn thành trách nhiệm giao phó.
MX Phạm Cang

Phuc Luu
To Me
Kính chuyển BS một email, tôi trả lời ĐB SG.
Trong trường hợp SG muốn đọc bài viết của Anh và HSI Sinh. BS có đồng ý cho PY gửi đến SG không?
Chúc BS vui khỏe.
Thân kính,
PY .

Kính ĐB Saigon, Đại tá Tôn Thất Soạn Chiến Đoàn Trưởng TQLC.
Bài viết của Th/Tá Bồng Sơn rất chính xác. Kèm theo là một bài viết của một Hạ Sĩ I trong Đại Đội 1/TĐ1/ TQLC, tường thuật trận đánh quyết liệt, phản ứng nhanh chóng, xung phong thẳng vào phòng tuyến địch đang có hoả lực mạnh, trong khi quân ta đổ bộ ngay đồng trống, làm mục tiêu tác xạ cho csBV.
Nếu Đại Đội 1/TĐ1/TQLC không chiến thắng và không chiếm được phòng tuyến csBV. Cục diện chiến trận sẽ thảm khốc. TQLC không ngăn chặn được con đường tiếp vận quan trọng của csBV. Như vậy, trận tái chiếm Thị xã QT và CT Đinh Công Tráng có thể tốn nhiều xương máu quân ta và thời gian sẽ kéo dài hơn.
Bài viết cũng bộc lộ sự thất hứa của Tư Lệnh chiến trường với các " Kinh Kha thời đại: Tiểu Đoàn Quái Điểu.
Nếu ĐB SG muốn đọc, em sẽ gửi đến.
Kính,
Em PY.

Me
To Phuc Luu
Today at 8:22 PM
Phúc thân.
BS thật sự không muốn đăng vào QS nhưng nể Phúc Yên, BS đồng ý cho PY toàn quyền quyết định.
Bồng Sơn.

Phuc Luu
To Me
Today at 9:03 PM
Thành thật cám ơn Bồng Sơn.
Tôi đã mấy chục năm nay có một nỗi ấm ức. Nếu mọi người được đọc bài viết của Anh. Họ sẽ hiểu rõ diễn tiến trận chiến tái chiếm Thị Xã QT và CT Đinh Công Tráng phải bắt đầu từ sự chiến đấu hào hùng, sự can đảm tuyệt vời, sự quyết định nhanh chóng, nếu không muốn nói là : "Thần tốc" của Bồng Sơn với hơn 120 Chiến Sĩ Đại Đội 1/TĐ1/TQLC lao vào phòng tuyến dày đặc hoả lực của quân csBV. 

Họ sẽ hiểu chiến thắng của Đại Đội 1/TĐ1/TQLC quan trọng như thế nào. Cấp trên chỉ mong muốn Quái Điểu nhảy vào trận địa do địch hoàn toàn kiểm soát, cố gắng cầm cự 24 tiếng đồng hồ. Nhưng các Anh chiến đấu 3 ngày ròng rã và chiến thắng. Các Anh thật sự là những Anh Hùng. Khi tôi đọc bài viết của Bao Bất Đồng viết về các Anh. Tôi nghĩ ngay đến Bồng Sơn. Tôi có dịp may là thụ huấn cùng khoá USMC/Basic School với Anh. Tôi hiểu lòng can đảm, tính cương trực của Anh. Nên khi đọc bài của Hương Giang, tôi không đồng ý với Ông nhiều điểm.

Nay được đọc bài của Anh và của bạn Xinh. Tôi như trút được nỗi ấm ức trong lòng. Bồng Sơn thủa còn là Trung Đội Trưởng của Kình Ngư hào khí như thế nào. Khi chỉ huy Đại Đội, hào khí và tính tình ngay thẳng, dứt khoát chắc chắn Bồng Sơn đã tạo nên các chiến công oanh liệt. Tôi tin và đã là như thế. BS vẫn luôn bị chèn ép, chịu nhiều thua thiệt chỉ vì tính cương trực.
Tôi rất hãnh diện khi nói chuyện với các Anh cựu TSQ ở nơi tôi làm việc khi chúng tôi nói đến Bồng Sơn. Có lẽ Anh biết Anh Dương Văn Sáu BĐQ và Anh Khanh, Quân Cảnh.

Tâm sự với Anh để ôn lại thời gian chinh chiến. Mới đó mà chúng mình đầu đã bạc.
Thân kính,
PY.

Bong Son&Scott Hill

We call my friend Bong Son, and he is one of my heros. He led a group of South Vietnamese Marines to protect Saigon while the Americans were evacuating, and because of their dedication the last personnel at the embassy were evacuated before the North Vietnamese army was able to enter the city. He had the opportunity to leave his post but refused. These Vietnam veterans, both American and South Vietnamese and others continue to impress me every time I hear of what they did for us. They are amazing people and I hope to follow their example if I possibly can. Thank you so much for what you did and do for us
Scott Hill

 
BCH/TĐ1-1972
Tái chiếm Triệu Phong
Triệu Phong tên một quận lỵ thuộc tỉnh Quảng Trị, nằm về hướng Đông Đông Bắc cầu Thạch Hãn, nơi có tên chợ Sãi, là huyết mạch của con đường tiếp tế từ cửa Việt vào cho lực lượng của chúng đang bắm trụ trong thành phố Quảng Trị và nhất là cho hơn 300 tên đảng viên cảm tử đang tử thủ trong và trên cổ thành Đinh Công Tráng.
Cầu Thạch Hãn khi chưa bị tàn phá.


 :83298566.jpg
 
Sông Thạch Hãn mùa mưa nước chảy mạnh, từ núi đồi phía Tây đổ ra cửa Việt và những nhánh sông phụ mang phù sa về nuôi sống vùng đồng bằng Triệu Hải
(tên của hai quận Triệu Phong và Hải Lăng)


Lúc bây giờ TĐ1 đang dưỡng quân, bổ sung quân số tại khu vực Vân Trình-Điền Môn-Quảng Trị, được lệnh chuẩn bị để hành quân trực thăng vận vào quận lỵ Triệu Phong-Chợ Sãi-Sịa, đó là ngày 11
tháng 7 năm 1972 sau 3 tháng 11 ngày rời xa QT vì bị địch tạm chiếm.

Tôi đang nằm đong đưa trên chiếc võng, đọc lá thư của người con gái mang tên Mùa Thu lá bay vừa mới gửi ra theo chuyến tiếp tế kèm cuốn băng cassette với bản nhạc Ngậm Ngùi của Phạm Duy thì lệnh tiểu đoàn gọi lên họp, vội vàng chộp lấy bản đồ, dây ba chạc với súng Colt 45, áo giáp, nón sắt, bật dậy khỏi chiếc võng, xếp lá thư đang đọc dang dở, cùng với hai hiệu thính viên tiến lên BCH/TĐ, khi đến nơi là buổi họp khai diễn ngay. Hương Giang với khuôn mặt căng thẳng và Nghệ An “Nguyễn Cao Nghiêm”TĐP, Thần Phong “Trịnh Văn Thềm” ĐĐT/ĐĐ 4, Lạng Sơn “Vàng Huy Liễu ”ĐĐT/ĐĐ 3, Trúc Giang “Dương văn Tươi” ĐĐ2 và Dầu Tiếng “Trần Quang Duật”B3, tất cả đều im lặng, khi HG ban lệnh hành quân xong rồi nói.
-Có ai còn hỏi gì không? Any questions? Tức thời tôi đưa tay hỏi.
-Xin Hương Giang cho biết hỏa lực gì sẽ yểm trợ cho chúng ta khi mục tiêu vẫn còn nằm ngoài tầm yểm trợ của pháo binh cơ hữu Hương giang đáp

Hải Pháo và Phi cơ của đệ thất hạm đội, rồi nói tiếp.
Đại Tá LĐT 147 có bảo tôi nói lại với anh em, ai theo tôn giáo nào thì cầu nguyện theo nghi thức của tôn giáo đó, vì lần đổ bộ này vô cùng nguy hiểm và tướng tư lệnh nói giao nhiệm vụ vinh quang này cho TĐ1, nếu trận đánh giành được chiến thắng có nghĩa là chúng ta giữ vững được mục tiêu trong vòng 24 giờ thì tất cả quân nhân các cấp của TĐ1 sẻ được thăng cấp. Nếu không còn ai hỏi gì thì chấm dứt, tất cả về chuẩn bị di chuyển ra bãi bốc.

Tôi vội vàng quay về đơn vị cho lệnh tập họp, khi Trung úy ĐĐP trình diện ĐĐ xong, với quan niệm điều binh “quý hồ Tinh, bất quý hồ Đa” tôi nói.

Quân Nhân các cấp thuộc ĐĐ1, với danh dự của ĐĐT, tôi cho phép những ai không muốn cùng tôi tham dự cuộc hành quân đổ bộ, tái chiếm lại quân Triệu Phong lần này, được bước ra khỏi hàng và ở lại tiền trạm chờ ĐĐ trở về nếu còn sống sót, vì tôi không muốn dấu diếm anh em bất cứ một điều gì, cuộc hành quân này vô cùng nguy hiểm, có thể ra đi mà không có ngày trở lại, các anh em cùng tôi đã sống chết bên nhau qua biết bao nhiêu gian khổ của đời lính nhất là lính TQLC, từ chiến trường Campuchia mùa nước nổi thất thường đến rừng núi Hạ Lào ướt đẫm mồ hôi, loang máu trận địa, chúng ta đã cùng sống chết, cùng chia sẻ vui buồn với nhau trong những giây phút vinh quang cũng như khi sinh ly tử biệt, niềm vui thì hiếm có dù rằng những chiến thắng mà ta đạt được sau mỗi trận chiến, chúng ta đều nhận lãnh, trả giá cho những sự mất mát rất đau lòng, còn nỗi buồn thì chồng chất, trĩu nặng thân xác và tâm hồn anh em chúng ta. Vì thế lấy danh dự của người chỉ huy các anh em, tôi không phạt hay gây khó khăn gì cả cho những ai không muốn sống chết cùng đồng đội, được quyền không tham dự cuộc hành quân này, tôi cho tất cả các anh em Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ 5 phút để suy nghĩ và trả lời cho tôi biết, nói xong tôi quay vào BCH/ĐĐ, 

Khi tôi trở ra thì Trung Úy ĐĐP hô nghiêm và trả lời .
Thay mặt toàn thể quân nhân các cấp ĐĐ1, chúng tôi nguyện sống cùng sống, chết cùng chết với Bồng Sơn bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào.
- Cảm ơn Trung Úy ĐĐP và toàn thể quân nhân các cấp đã đồng lòng cùng với tôi thi hành trọng trách mà thượng cấp giao phó, tôi hỏi lại lần cuối, có ai muốn không cùng đơn vị… tôi nói chưa dứt lời thì …

Không, Không trình Bồng Sơn Không hàng trăm tiếng Không vang lên.
Thấy lòng quân đã ổn, tôi cho lệnh tan hàng về chuẩn bị lần cuối trước khi xuất phát tiến ra bãi bốc “picking zone”.

ĐĐ1 lên 4 chiếc Chinook 47 đầu tiên, tôi thoáng thấy Đ/Tá Bảo LĐT 147, Tướng Lân, tướng Weyand và Tướng Trưởng đang đứng bàn luận với nhau ở xa xa, chợt có 3 phóng viên ngoại quốc chạy lúp xúp về hướng chúng tôi đang chuẩn bị lên trực thăng.

- Good morning Sir, how are you?
- Good morning Gentlemen, We are fine tôi trả lời.
- What do you think about this operation?, it ´s very dangerous isn't it?
- I really don't know how much it is but I do know it is. You guys want to follow us?,
- No, no, no Sir Thank you so much, rồi lúp xúp chạy về hướng các mặt trời đang đứng .

Khi tôi bước lên trực thăng thì 2 quân nhân phi hành đoàn của TQLC Mỹ đưa tay chào ,
- Good Luck Sir.
- Good Luck for everyone-Thank you.

Cửa máy bay đóng, tôi ngoái đầu nhìn lại xuyên qua bửng của trực thăng thì thấy các ĐĐ khác cũng đã xong, trực thăng bắt đầu nổ máy, cát bụi mịt mù đất trời, tiếng động cơ gầm vang bên ngoài nhưng bên trong phi cơ thật im lặng mọi người đang theo đuổi ý nghĩ riêng của mình không ai nói với ai điều gì cả tay ghì chặt súng, mắt lăm lăm nhìn vào khoảng không gian nhỏ bé của những ô cửa sổ trên phi cơ. Khi đã đủ vòng quay trực thăng bắt đầu cất cánh, khác với những lần bay trước lần này họ đổi chiến thuật bay, thay vì bay lên cao thì bay rất thấp chỉ cách mặt đất khoảng độ 30-40 chục mét, sát ngọn cây dùng sức gió của chong chóng, thổi tung cát bụi làm màng khói che chắn cho đoàn chim sắt, đồng thời hất tung những khẩu phòng không thượng liên 12,7mm và cao xạ 37 và 40mm đang ngụy trang che dấu trong nhà, dưới hầm hố, đồng thời làm mù mắt và thổi tung những xạ thủ văng ra khỏi vị trí, làm mồi cho những chiếc chiếc OH58 “loại trực thăng quan sát 2 chỗ ngồi” và trực thăng võ trang Cobra được trang bị hoả tiễn và đại liên 6 nòng, có thể bắn 6000 viên đạn trong 1 phút đang bay hộ tống hai bên, báo cho phi hành đoàn biết để đề phòng và họ đã thông báo cho chúng tôi cùng biết.

Chiến thuật bay mới lạ này làm bất ngờ và vô hiệu hóa các chốt địch quân đang bố trí trên trục bay, không một phát súng nào của địch quân bắn lên được đoàn chim sắt, đoàn chim sắt an toàn cho đến nhánh sông Vĩnh Định, tôi gọi nó là dòng sông Định Mệnh “hình như là tên của cuốn phim hay truyện mà tôi đã đọc hay xem qua” không ai có thể ngờ chỉ khoảng bảy, tám chục mét chiều rộng của lòng sông, đoàn chim sắt không được màng bụi che chắn (vì bay qua mặt nước)nên đã làm mồi ngon cho những ổ thượng liên và cao xạ bố trí sát và trên bờ sông Vĩnh Định, 1 chiếc trực thăng trúng đạn cao xạ nổ tung trên bầu trời tạo thành chiếc cầu lửa với hơn 30 TQLC nam Việt Nam và 4 phi công, phi hành đoàn của USMC “TQLC Mỹ” hy sinh, chỉ duy nhất một người sống sót là bác sĩ Hoàng, bác sĩ của tiểu đoàn nhưng bị phỏng nặng, chiếc trực thăng tôi đang ngồi bị mấy viên 12.7mm xuyên từ dưới sàn lên đến nóc phi cơ nghe rốp rốp, theo phản xạ tự nhiên và bản năng sinh tồn, tôi lấy cái nón sắt đang đội lót xuống và ngồi lên trên với ý nghĩ thô thiển nếu có bị trúng đạn thì cũng đỡ phần nào, một chiếc không đáp xuống được đành phải chở khoảng 30 TQLC ra đáp tại hạm đội, sau đó một tuần mới đưa các chiến sĩ đó trở lại chiến trường.

Đến đây tôi muốn dành đôi dòng để nói lên sự can trường của các phi hành đoàn trực thăng khi họ cùng với chúng tôi thi hành nhiệm vụ, khi phi cơ trúng đạn tôi quan sát phản ứng của họ thì thấy họ khá bình tỉnh vẫn điều khiển đáp xuống an toàn tuy rằng không đúng vào tọa độ vì bị pháo địch dập vào bãi đáp “landing zone”, tôi tự nghĩ nếu mình qua chiến đấu trên đất Mỹ, chiến đấu giúp dân Mỹ không biết mình có làm được cho họ như họ đã làm cho quê hương xứ sở của mình không? Tôi chỉ muốn nói thuần túy và duy nhất là những người lính Mỹ, những người như tôi, như chiến hữu của tôi, tôi không muốn đề cập đến bọn chính trị họat đầu.

Bốn chiếc trực thăng của ĐĐ1 may mắn đáp được xuống gần với nhau, bầy Quái Điểu tung ào ra khỏi chim sắt, tiếng súng địch bắt đầu khai hỏa, Quái Điểu đang chơi vơi giữa đồng trống, vài Quái Điểu đã gục ngã, tình thế quá nguy cấp buộc tôi một lần nữa lại phải áp dụng chiến thuật phản phục kích như đã cùng với Cam Ranh “ám danh đàm thoại của đại bàng Cam Ranh lúc ông làm ĐĐT/ĐĐ1/TĐ4 Kình Ngư và tôi làm ĐĐP”, trong trận Rạch Nước Trong tại Chương Thiện thuộc vùng 4 chiến thuật.

Tôi chỉ kịp cầm bản đồ chỉ vào mục tiêu là bờ làng nơi bọn Việt cộng đang bố trí, tác xạ thẳng vào chúng tôi và hét lớn Xung Phong, Xung Phong rồi cắm đầu đâm thẳng vào mục tiêu, đồng loạt gần 120 Quái Điểu lao mình vào phía trước theo cấp chỉ huy của mình như đã hứa, không một chút e dè kiêng sợ, thái độ của chúng tôi không màng nguy hiểm cận kề, không một chút sợ hãi, bình tỉnh nhào vào tử địa không chút ngại ngùng đã làm cho địch quân hoảng loạn, tê liệt thần kinh khi nhìn thấy chúng tôi ùn ùn lăn xả vào cận chiến “hand combat” với chúng, bị bất ngờ và cũng không bao giờ ngờ địch quân lại đánh theo lối tự sát “kamikaze” này, chúng vô cùng hoảng sợ bung chạy ra khỏi hầm trú ẩn, chạy loạn xạ tìm chỗ trốn, chúng chui xuống hầm nhưng hầm đã có người khác rồi, nhiều tên nằm dài trên mặt đất úp mặt xuống, lấy hai tay che đầu, che tai, trong lúc đó Quái Điểu đã tiến sát đến đít, bọn chúng không còn chỗ nào nữa để trốn, thần kinh bị tê cứng, quá sợ hãi chúng chúi đầu xuống hố nhưng vì dưới hố đã có người không còn đủ chỗ nên chúng phải nữa trong nữa ngoài, chúi đầu giấu mặt xuống dưới hố, chổng mông lên trời giống như loài chim Đà Điểu chúi đầu xuống cát để tránh bão. 

Tôi cho lệnh tiến thật nhanh để chiếm bờ sông làm điểm tựa, rồi từ đó mỗi trung đội để lại một đứa con phòng thủ giữ mặt sông, đề phòng bọn đặc công thủy có thể tập kích chúng tôi từ phía sau, lực lượng còn lại đánh ngược trở ra khu vực mà chúng tôi vừa xung phong lướt qua, thanh toán nốt những ổ kháng cự còn sót lại đồng thời thu dọn chiến trường. Một khinh binh trong tổ biệt kích khi lục soát, khám phá ra một căn hầm, vội vàng rút lựu đạn M26 định ném xuống nhưng linh tính báo cho tôi biết có người ở dưới hầm, nên tôi không cho ném và lệnh cho Thường Vụ ĐĐ kêu gọi mọi người ở dưới hầm lên, sau vài lần kêu gọi thì cuối cùng một bà cụ với mái tóc trắng xóa ló lên mếu máo nói:
-Lính Cộng hòa ơi, còn nhiều người dưới đó.
-Có Việt cộng trong đó không má?, Thượng Sĩ Phước người Quảng Trị Thường Vụ ĐĐ hỏi,
-Không có các con ơi, chỉ có dân mìềng thôi.

Tôi lệnh cho Th/Sĩ Phước bảo họ vẫn cứ ở nguyên dưới hầm không được lên, để tránh bị thiệt hại bởi pháo binh địch đang bắn vào vị trí và đạn đạo thẳng của ta và địch đang giao tranh, tiếng súng M16 và lựu đạn M67, M26 vẫn nổ lác đác, các trung đội báo cáo đang thanh toán địch trốn ở dưới hầm, và đã tiến đến được mép làng chỗ mà địch đã bố trí bắn vào chúng tôi khi mới vừa đổ xuống. Tôi cho lệnh dừng lại bố trí phòng thủ, củng cố hầm hố dồn tất cả súng M72, M79 với đạn chống chiến xa, XM202 và khẩu đại bác 90mm không giật của trung đội vũ khí nặng ra hướng đồng trống để sẵn sàng chống trả chiến xa và thiết quân vận của địch đang chuẩn bị phản công chiếm lại Thôn Bích La Đông, quê hương của tên tổng bí thư lê duẫn đang bị TQLC/QUÁI ĐIỂU chiếm đóng. Có một điều mà tôi vô cùng bất mãn và thực sư ̣ không hiểu là không biết có ngoại lệ nào không cho phép đánh hay bắn vào nhà của những tên chóp bu cộng phỉ hay không? mà khi tôi yêu cầu pháo binh bắn vào những tọa độ đó thì lại bị từ chối vì thế sau này tôi mới biết đó là quê hương của tên ba Duẫn.

Khi chúng tôi chiếm được bờ sông thì địch quân quá sợ hãi và cũng không còn con đường nào khác, chúng đành nhảy xuống dòng sông bơi thoát thân mong có cơ hội sống sót nhưng đó cũng chính là tử lộ của chúng, làm mồi cho khẩu M60 của trung đội 3 và trung đội 1 bắn chéo cánh sẽ nên không còn một tên nào sống sót, dòng sông Vĩnh Định loang máu tươi. Tôi cho lệnh lục soát ngược lại hướng bìa làng để thanh toán nốt những ổ kháng cự còn sót lại, trong lúc này thì pháo địch đã định được vị trí của ta, chúng bắt đầu dùng trận địa pháo, cũng may mắn cho ĐĐ1 đã có hầm hố đào sẵn của bọn chúng nên chúng tôi chỉ việc lôi các tử thi của địch ra khỏi hố là có hầm trú ẩn để làm thành tuyến phòng thủ, đề phòng chiến xa và bộ binh địch phản công, đồng thời nhanh chóng đưa thương binh và tử sĩ vào vị trí an toàn là một cái đường mương, dẫn nước từ sông Vĩnh Định vào tưới cho vùng đồng bằng Triệu Hải, nói là an toàn nhưng thực tế là một cái mương nước được đào làm thủy lợi nhưng vì mùa nắng nên mực nước rút xuống, mương trở nên khô ráo, tạo thành một cái giao thông hào khá lớn, khá dài làm thành chỗ trú ẩn cho thương binh và tử sĩ sau này, khi phải chờ đợi 3 ngày sau mới bắt tay được với TĐ2 Trâu Điên đang cố gắng hết sức mình ủi xuyên thủng tuyến phòng thủ dày đặc kiềng chốt của địch, để tiếp viện cho Quái Điểu đang chơi vơi trong lòng địch được tải thương, tiếp tế đạn dược.

Khi tương đối an toàn tôi mới hoàn hồn, gọi máy liên lạc với Tiểu Đoàn thì hiệu thính viên cho biết Hương Giang whisky nhẹ vào chân, tôi bảo hiệu thính viên trao máy cho HG để tôi nói chuyện vì tôi muốn nghe tiếng Hương Giang, hoặc Dầu Tiếng lên máy để biết chắc ông vẫn còn sống vì khi nhào vào mục tiêu quay đầu nhìn lại hướng bải đáp thì thấy pháo địch đang trộn lẫn với TQLC và trực thăng nên tôi không biết BCH/TĐ ra sao tôi yêu cầu radio men phải tìm cho bằng được Hương Giang hoặc Dầu Tiếng “B3” để tôi biết chắc họ còn sống, tôi gọi Nghệ An “ám danh đàm thoại của TĐP Th/ Tá Nguyễn cao Nghiêm, có bà con với Dược Sĩ Nguyễn cao Thăng, nghe anh vẫn bình yên nhưng đang ngậm sâm vì quá mệt, anh dặn dò tôi cho con cái đào hầm hố và phòng thủ cẩn thận, tôi hỏi thăm ‘Lệ Liễu tức Tr/Úy Vàng huy Liễu ĐĐT/ĐĐ 3’ và Trúc Giang ‘Tr/Úy Dương văn Tươi ĐĐT/ĐĐ 2’ cũng được bình yên, tôi lên máy gọi Thần Phong ‘Đ/Úy Trịnh văn Thềm ĐĐT/ĐĐ 4” mấy lần nhưng không thấy liên lạc cuối cùng rồi cũng liên lạc được và biết Thần Phong bố trí khá xa bải đáp dự định vì địch đang pháo nặng vào vị trí landing zone của anh, tôi gọi Đ/Úy Thân ĐĐT/VTA anh cũng may mắn chưa chết, có lẽ anh đang cùng với ĐĐ/ĐPQ tăng phái cho TĐ1 tham dự cuộc hành quân đổ bộ này, đang tự động làm thành tuyến phòng thủ tạm thời để chống trả những cuộc phản công của địch đang điên cuồng vì sự hiện diện của chúng tôi trong lòng đất của chúng. Sau khi định được vị trí thì biết anh đang ở phía Tây của tôi, chúng tôi liên lạc hàng ngang với nhau bắt tay làm thành tuyến phòng thủ, trong khi chờ Hương Giang và Dầu Tiếng lên máy. Tôi nghe tiếng Hương Giang gọi tôi trên máy, cảm thấy mừng, biết chắc anh và Dầu Tiếng vẫn còn sống, anh cho biết anh bị thương ở chân, anh hỏi sơ qua tình hình và muốn tôi ra đón BCH/TĐ vào vị trí của ĐĐ1 đang phòng thủ, tôi vội dời BCH của tôi ra sát bờ sông nhường lại ngôi nhà có căn hầm tương đối vững chắc cho BCH/TĐ, tôi yêu cầu anh chỉ điểm cho tôi bằng một loạt M16 bắn chỉ thiên để định vị trí, khi tiếng súng nổ thì tôi nhận ra Hương Giang không quá xa, tôi thúc toán biệt kích tiến ra đưa BCH/TĐ vào, khi TĐ vào đến nơi Dầu Tiếng B3 và Trung Úy Hòa xử lý thường vụ chức vụ ĐĐT/ĐĐCH chưa kịp phân chia vị trí cho các ban đóng quân thì thật vô cùng đau lòng, một trái hoả tiễn có lẽ là 107 hay 122mm nổ ngay gần đó gây cho Th/Úy Lượm Ban 2 và Hạ sĩ quan phụ tá chết tại chỗ, gây thương tích nặng nề cho 4 quân nhân khác, HG lúc này đang bị vết thương hành hạ không đi lại được anh chỉ nói trên máy với tôi là liên lạc và phối hợp hàng ngang với Đ/úy Thân để tổ chức phòng thủ còn DT thì lo hỏa yểm từ hạm đội và LĐ còn Nghệ An với ĐĐ2 và 3 ở vị trí khác, ĐĐ4 của Thần Phong thì phòng thủ riêng biệt vì chúng tôi chưa bắt tay được với anh từ khi đổ xuống cho đến bây giờ.

Suốt mấy ngày đêm thức trắng chiến đấu trong vô vọng để chờ đoàn quân tiếp ứng mà theo dự trù là sau 24 giờ sẽ bắt tay với chúng tôi nhưng mãi 3 ngày sau mới thấy người chiến binh Trâu Điên xuất hiện, hình dáng thật đáng yêu khom khom người với khẩu M16 trên tay lăm le nhả đạn, vừa di chuyển vừa quan sát có lẽ anh đã được báo là sắp sửa gặp quân bạn. Theo kế hoạch dự trù của LĐ 147 thì khi đổ xuống mục tiêu và giữ vững mục tiêu trong vòng 24 giờ, sẽ có đơn vị khác tiến lên bắt tay nhưng theo ước tính của tôi có lẽ sức đề kháng của địch quân quá mạnh, nên lực lượng tăng viện bị chậm lại so với kế hoạch dự trù. Đứng bên này bờ sông chúng tôi mừng rơi nước mắt, một vài Quái Điểu không kìm được sự nôn nóng đã đứng dậy vừa vẩy tay vừa la lớn, Quái Điểu đây Quái Điểu đây…

Cầu phao được công binh thiết lập nhanh chóng để tải thương, đưa thương binh, tử sĩ ra khỏi trận địa và tăng cường lực lượng chiến xa M48 qua phòng thủ để giữ vững vị trí, Quái Điểu đã hồi sinh trên hoang tàn đổ nát của chiến trường Triệu Phong, được đưa về tuyến trừ bị để bổ sung quân số, tái trang bị vũ khí, quân trang quân dụng và tiếp tục nhiệm vụ. Cuộc thay quân tiến hành rất cẩn thận từng tiểu đội một hoán đổi vị trí cho nhau, khi đơn vị hoán đổi đến thay vào vị trí thì đơn vị phòng thủ mới được di chuyển ra sau. Tôi tự hỏi phải chăng nhị vị Tướng Trưởng và Lân đã áp dụng kế sách “lên Gác rút Thang của Tôn Võ” vào trận chiến này, khi lực lượng đổ bộ không còn con đường nào khác để sinh tồn , ngoài con đường duy nhất Tìm SINH lộ trong TỬ lộ, chiến lợi phẩm Đại đội 1 của Đại úy Bồng Sơn đã dùng con sông Vĩnh Định như một chỗ tựa để chống trả từng đợt xung phong của địch cũng như yểm trợ cho các Đại đội 2, 3 và Chỉ huy còn đang phơi mình trên bãi đáp.

Kết quả sơ khởi Tiểu Đoàn vừa chết vừa bị thương trên 200 TQLC trong vòng 15 phút đổ trên đầu giặc, Đại đội 1 đã tịch thu 10 cây súng 37ly phòng không của địch đã đặt hàng ngang tại bờ sông, tôi không còn háo hức màng tới như những trận đánh trước đây, trong khi bên tôi các chiến hữu thương binh đang cắn răng chịu đựng những đau đớn tột cùng của thân xác, tử sĩ bắt đầu bốc mùi. 

Xin cảm ơn Đời, Xin cảm ơn các Chiến Hữu đã hy sinh cho chúng tôi được sống, các anh em luôn ở trong tim tôi ở mọi nơi và ở mọi lúc
Bồng Sơn.
Urbana-Illinois-USA mùa Tạ Ơn và Xmas-2012

 
Bồng Sơn dẫn dắt đoàn quyết tử !
Bích la thôn vương mãi dáng hùng anh.
Hai trăm tử sĩ xả thân.
Để cho đất mẹ yên lành tự do !

Chin Dui

Đại uý Lưu Văn Phúc là một trong những sĩ quan Pháo Binh cừ khôi của SĐTQLC, đã từng du học tại Hoa Kỳ 1968-1970, chúng tôi xa cách nhau từ 1970 cho đến bây giờ là 2014 vẫn chưa có cơ hội gặp lại nhau. Tôi còn nhớ một lần với tài nghệ và kiến thức của người Sĩ Quan Pháo Binh of South Vietnamese Marines, trong khi toàn khóa The Basic School của USMC 1969-1970 gần 200 sĩ quan và sinh viên của Mỹ, Việt Nam, Đại Hàn, Iran, Iraq, Libya, Turkey, Thái Lan, Nam Dương đang học về loại súng đại bác 106mm recoilless, khi đến phần thực tập tác xạ, mỗi Quốc Gia đề cử một người để bắn vào mục tiêu là 2 cái thùng chồng lên nhau, với cự ly hơn 400m, tất cả đều bắn trật ngoại trừ Tr/ Úy Phúc của South Vietnamese Marine Corps, khi phát đạn của anh bắn trúng mục tiêu thì có mấy sinh viên Mỹ chạy đến bồng anh đưa lên cao, sau đó để anh xuống thì lại có một số sinh viên Mỹ chạy đến xoa đầu để Congratulation anh, bỗng nhiên anh nổi quạu và la hét các cadets đó. Nhiều cadets ngỡ ngàng, họ chạy đến hỏi tôi Why does he mad to us?, Tôi lại phải giải thích cho các sinh viên Mỹ biết “đây chỉ là sự khác biệt về phong tục, với người Việt Nam xoa đầu chỉ được dành riêng cho bậc Cha, Mẹ, Ông, Bà và những bậc trưởng thượng mà thôi, các người trẻ không được xoa đầu người lớn, đó là lý do vì sao First Lieutenant Phuc get mad to you all.

Phuc Luu
To Me
Cám ơn Anh Chị Bồng Sơn.
Tuy xa cách, nhưng vẫn nhớ đến Bồng Sơn. Vài lần gặp Anh Chị Lạc, tôi có kính gửi lời thăm Anh.
Nếu không có gì thay đổi, chúng tôi sẽ vui mừng gặp Anh Chị tại ĐHTQLC tại Atlanta vào tháng 7 năm nay.
Những lần Anh đến Ohio tham dự Lễ Thượng Kỳ, em Phan Đông có cho tôi biết : mọi người rất ngưỡng mộ và khen Anh. Tôi vui lây với niềm vui đó.
Một lần nữa, kính chúc Anh Chị và chúc các cháu an khang, hạnh phúc.

Ước mong chúng mình gặp nhau nhắc lại thời chinh chiến, đời vốn bất công, người nhiều khả năng như Anh nhưng thiếu lời dua nịnh , nên Anh luôn lận đận. Sau trận đổ bộ Triệu Phong ngày 11-7-1972”, nếu là đơn vị khác, Anh đã xứng đáng cấp Thiếu Tá ngay sau khi " Kinh Kha đem con cái trở lại bờ bên này sông Vĩnh Định, sau khi phá tan hậu cần của csBV".

Kính chúc Anh khỏe mạnh.
Lưu Phúc.
Quà Giáng Sinh 2012 sau 41 năm gặp lại.
Em xin tặng anh bài thơ của người thuộc cấp cũ.
Bồng Sơn.
Quái Điểu* Bồng Sơn người lính trận
Chinh chiến, xông pha khắp mọi miền
Xả thân báo hết tình Non Nước
Thỏa lòng, hết nghĩa với quê hương
AET* hãnh diện thời non trẻ
Võ Bị 4* năm luyện can trường
Cầm binh đuổi giặc xuyên Cam Bốt
Rừng núi Trường Sơn, thấm ướt sương
Hạ Lào vùng vẫy tan xác địch
Triệu Phong thây đỗ, chí quật cường
Dưới thương, trên chán cười một nửa
Hiên ngang ta mãi vẫn… Bồng Sơn
Kính tặng người ĐĐT/ĐĐ 1/TĐ1/TQLC
Binh nhất Trà Văn Sáu



 :Bat21_map.jpg
Triệu Phong
Triệu Phong máu đổ hồn một nửa
Một nửa hồn kia đã chơi vơi
Xác địch, xác ta không ai đếm
Máu lửa tơi bời máu thịt rơi
Nước không đủ uống môi tê lạnh
Sống quá ba ngày mới thảnh thơi


Ít có trận đánh nào mà mà nhiều xác rơi, máu đổ như thế. Triệu Phong một địa danh mà hầu hết những Cọp Biển đều phải Khắc Cốt ghi Tâm. Không lấy được Triệu Phong, không chặn được tiếp tế của địch, không giữ được sông Vĩnh Định, không giữ vững được chiến trường. Ngày vào Triệu Phong là một ngày căng thẳng nhất của đời lính chiến. Chưa bao giờ TĐ1 được yểm trợ khủng khiếp như vậy, B52 trải thảm, rồi chiến đấu cơ từ Hạm Đội Mỹ, tiếp theo là Hải Pháo liên miên. Mang tiếng là Quận, nhưng xem như đã bình địa, tan hoang không còn gì sau nhiều tháng ngày bom đạn. Chúng tôi, từng Trung Đội leo lên chiếc Chinook CH-46 và CH 53 nhảy vào Triệu Phong, hơn 30 chục chiếc từ Hạm Đội bay vào chuyển quân, phi cơ yểm trợ bay rợp trời. Thấy vui vui, vì chưa bao giờ chúng tôi đánh trận theo kiểu này, phần đông là dùng UH1B Trực Thăng chở từng Tiểu Đội. Câu nói dí dỏm, bình dân của mọi người lính là “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ” thì lần này quả thật là máu đổ thịt rơi. Thôi thì “Trời kêu ai nấy dạ”

 Macintosh HD:Users:bonbui:Desktop:971802_354033284738805_650169296_n.jpg
 
ĐĐ1 lãnh trách nhiệm đổ đầu tiên, T/Úy Cường lên chiếc Chinook sau cùng, chúng tôi rời khỏi Điền Môn-Vân Trình bay về Triệu Phong. Tàu kéo bửng sau lên, bên trong kín mít, tạm thời chúng tôi “mù” nên có được ít phút bình yên trước khi “trình diện Diêm Vương” trong vài phút sau đó.Trực Thăng bay là là mặt đất, cánh quạt thổi gió bụi mịt mù, nóc nhà bị tróc bay tứ tung, phía dưới không ai thấy được gì cả . Bồng Sơn đã quay lại nắm ĐĐT/ĐĐ 1 thay vì Trưởng Ban 3/TĐ. Cũng yên tâm, tôi tự nghĩ. Tiếng quạt ầm ĩ, chuẩn bị đến bãi đáp. Anh em trong Trung Đội vẫn có tiếng cười. Duy có T/Úy Cường từ nãy đến giờ anh không có nụ cười “lén” như thường lệ. Không biết anh nhớ nhà, nhớ Sài Gòn hay nhớ người yêu…mà cũng chẳng phải riêng anh, chúng tôi ai cũng xuống ký, ở ngoài này lâu quá, năm ngoái còn về Hậu Cứ cả tháng, dưỡng quân năm nay “ở trên” ăn hiếp, bắt Cọp Biển xa nhà “mí chỉ ”. Con bồ nhỏ ở Cống Bà Xếp cả năm không thấy tôi về, chắc tưởng tôi đã đi “bán muối”, có thể đã sang sông tìm bến khác.

Tàu há mồm,Trung Đội úa ra. Cha Mẹ ơi sao mà khủng khiếp, súng nổ khắp mọi nơi, cát bụi mịt mù bởi cánh quạt Chinook, tôi nhìn được những viên đạn Đỏ và Xanh từ các khẩu Đại Liên M60 của ta và 12.7 ly phòng không của địch. ĐĐ1 hạ cánh xuống một bãi ruộng trống lốc. Dù bị Phi, Pháo liên miên từ sớm, hỏa lực địch vẫn mạnh tôi nhìn quanh, tìm vị chỉ huy của mình và đồng đội. Kinh nghiệm tác chiến nhiều năm cho tôi biết “sống hay chết “ là ở lúc này. Trung Đội 3 nói riêng và ĐĐ1 đang đứng làm bia cho địch bắn. Bồng Sơn vừa rời khỏi chiếc Chinook sau chúng tôi, ông ngồi nhìn quanh, đứng dậy tay cầm bản đồ phất phất, miệng hét to nhưng vì tiếng ồn của Chinook, chúng tôi không biết ông nói gì. Bồng Sơn và BCH/ĐĐ chạy về phía bờ làng sát với dòng Sông Vĩnh Định. Tôi thấy TSI Phước Thường Vụ nhào tới xô Bồng Sơn té lăn xuống đất, sau này mới biết Bồng Sơn “xung phong bằng bản đồ” vào ngay họng súng phòng không 12.7 ly của địch. H/S Hùng tự “Hùng Suma Cô” tổ Biệt Kích thay ông ăn mấy viên đạn đó nhưng may mắn không kilô “chết”. Cũng nhờ ông lanh trí chiếm ngay bờ làng, bằng không ĐĐ chúng tôi cũng chẳng còn mấy mạng trở về. Riêng Trung Đội 3 chúng tôi nhào lên bên phải của ĐĐ, liều mạng “tìm sinh lộ trong tử lộ”. Bọn quân Bắc Việt thấy chúng tôi “khùng” nên bỏ tuyến chạy, phóng mình xuống sông Vĩnh Định. Cây M60 làm việc thỏai mái. Hôm đó dòng sông Vĩnh Định đỏ máu quân thù, sơ khởi hơn 10 khẩu phòng không 40 và 37 mm và 12.7mm vào tay ĐĐ, còn AK 47,50 chúng tôi không muốn xách về nữa vì mệt và đói.

Nằm chịu trận 3 ngày, ăn Pháo địch không nghỉ, lúc địch ngưng pháo thì chúng tấn công, chúng tôi bắn trả từng viên một, có dấu hiệu khó tiếp tế lương thực và đạn dược. Phòng Không địch vẫn mạnh. Tank nhiều lần muốn nghiền nát chúng tôi, nhưng may có các khẩu pháo 105 ly hữu hiệu và bên Không Quân yểm trợ tối đa nên không có phòng tuyến nào bị lủng. Đánh 3 ngày 3 đêm chúng tôi bắt tay được với ĐĐ 3 và sau đó là Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên tiến lên bắt tay được với chúng tôi, giúp Công Binh lắp cầu phao nối liền 2 bờ sông Vĩnh Định mới tải thương và mang xác tử sĩ về được. Nghe nói sau này, lúc đổ quân, một chiếc bị phòng không địch bắn cháy, mấy chục anh em bị chết trong khoang tàu, chỉ một người sống sót nhưng phỏng nặng, một chiếc không đáp xuống được nên đành mang 30 Quái Điểu bay ra đệ thất hạm đội nghỉ dưỡng sức gần một tuần lễ mới quay về đơn vị với balo đầy thức ăn và thuốc lá do hải quân Mỹ cung cấp.

Tiểu Đoàn vừa chết vừa bị thương hơn 200 binh sĩ, tôi bị thương nhẹ nhưng vẫn ở lại với anh em. Chỉ có điều,3 ngày, đêm đó, ăn không ra ăn, ngủ không ra ngủ. Tất cả chúng tôi biến thành các thây ma biết đi, mắt sâu hỏm, chỉ cần cho lệnh ngủ, tôi không cần đến 30 giây. Nếu được về nhà thăm Má, thì khi bước vào Má tôi sẽ hỏi rằng “Cậu muốn kiếm ai?”. Mùi hôi thối của đồng đội 3 ngày chưa mang được xác ra, làm cho nặc mùi tử khí, căng thẳng, lo sợ không thể nào tránh khỏi. Cọp Biển đánh giặc như vậy để rồi….Thua. Ai hiểu, ai thấy. Máu xương của đồng đội tôi đã trải ra….thành vô ích. Uất hận này nào ai có hay.
Đêm nay, Sài Gòn không lạnh mà sao tôi lạnh, kỷ niệm và hình ảnh cũ mới như hôm qua. 39 năm rồi ư? Nhanh như vậy thật sao ? óc tôi gần như cứng lại. Bạn hữu tôi chết gần hết trong cuộc chiến, giờ kẻ lưu lạc tha phương, người đã về Vùng 5 Chiến Thuật. Mới biết tin anh Bồn còn sống, ngoài ra anh em ĐĐ1 gần như chẳng còn mấy ai. Cũng như mới biết người Trung Đội Trưởng gan lì nhưng dễ mến Thiếu Úy Vũ Mạnh Cường cũng không còn trên đời nữa, đọa đầy trong khổ ải, tù tội khiến anh mang bệnh qua đời. Tôi nhớ anh từng nét một qua thời chinh chiến. Người ta thường nói “Tài Hoa thì Bạc Mệnh “. Không tin thì cũng phải tin thôi. Nhưng anh Cường vẫn may mắn hơn tôi, vẫn có người “thuở ấy” luôn nghĩ đến anh, thương anh dù đã “lỡ một chuyến đò tình”. Cám ơn chị nhé, xin lỗi tôi không biết tên chị. Vẫn nhớ và thương người Trung Đội Trưởng cũ của tôi… Vũ Mạnh Cường.

Một thoáng hương xưa người đã khuất
Tâm tư muôn thuở vẫn như xưa
Thương ai ngày ấy còn dang dở
Muôn kiếp không ai thể xóa mờ


Phú Nhuận, Giáng Sinh 2012
Hạ Sĩ I Phan văn Xinh
Tr/Đ 3 ĐĐ1 Quái Điểu

:tl-qt-21.jpg

ĐĐ1/TĐ1/TQLC VN sau trận đổ bộ vào thôn Gia Đẳng-Mỹ Thuỷ, đang tái trang bị, tiếp tục cuộc chiến tái chiếm lại Thành Phố Quảng Trị và Cổ Thành Đinh Công Tráng.

Bồng Sơn dẫn dắt đoàn quyết tử !
Bích la thôn vương mãi dáng hùng anh.
Hai trăm tử sĩ xả thân.
Để cho đất mẹ yên lành tự do !
Chin Dui 

Tôi may mắn "trình diện" Quan Tư này một lần. Hôm nhóm họp Võ Bị Khóa 21. Theo theo chân xếp cũ " Trương Phi " Bồng Sơn có được chỗ ngồi chung với các ông cả đời khoác áo trận. Không biết Bồng Sơn của tôi nói gì với Quan Tư. Trước khi ra về, ông có thăm hỏi tôi một câu rất thẳng thắn, chân tình. Có tài đánh trận, có tài viết như ông. Cho tôi uống một ly mật Ong, cũng an ủi cho một người Lính như tôi khi phải "bơ vơ" giữa rừng "Mai Bạc". Hôm đó, Ca Sĩ Hương Thơ và cũng là xướng ngôn viên cho Đài Little Saigon TV thấy tôi. Cô chạy lại hỏi " Anh cũng ở trong Khóa này hả" ? . Tôi hết hồn đính chính lia lịa. Dắt Hương Thơ lại Trương Phi Bồng Sơn nói thật rõ " Tôi là Lính của Ông này, hôm nay được đi theo ăn ké thôi ạ,". Tôi thích sòng phẳng như thế, chứ tự phong lon lá cho mình như ai đó ngoài Bolsa, thì chẳng khác nào tự "bôi tro, trét Trấu " lên mặt mình. Lính thì Lính có sao đâu, không thẹn với mình....là được. Đời người chỉ thẹn với chính mình là khó thở nhất. Những lần đi phỏng vấn mấy Quan vớ vẩn, nổ văng miểng tứ tung. Gặp tôi....Họ ghét lắm. Nhưng làm gì được nhau. Đánh nhau hả. Không lại tôi. Vì họ đã quá Già . Tôi còn rất "trẻ". Trẻ ở đây là tôi có cái Microphone. Họ thì không. Đánh với tôi. Mãi mãi, họ là bại Tướng.
Tôi muốn nói về Quan Tư Cần Thơ. Nguyên nhân....Chỉ muốn tìm cho ông một sự công bằng. Ông viết nhiều không kể hết. Chuyện vui buồn....Tiểu Đoàn Trâu Điên và người phóng viên chiến trường....Những niên trưởng Võ Khoa/TQLC....Những Hồn Hoang Nơi Pháp Trường Cát!.....Ôi thôi, nhiều và nhiều lắm. Nhưng chưa ai viết về ông cả. Ngòi bút của ông được cả cái xứ Bolsa ca ngợi. Ai cũng khen. Nhưng.... Khen có đúng không? Có đúng vào "Trái Tim rỉ máu" của ông không? Chưa chắc. Với tôi văn của Bolsa vẫn là Văn "áo thụng vái nhau". Quan Tư Cần Thơ đọc đến đây chắc giận lắm. Nhưng với tôi, Lính Mũ Xanh kính trọng, thán phục ông mới là điều cần thiết. Ông tha thiết với người, với đồng đội. Ông trăn trở với những ai đã cùng ông "đổ máu chiến trường". Ông nặng tình với màu áo ông mặc và tôn kính. Mũ Xanh là bửu bối, là báu vật mà ông muốn ôm trọn cuộc đời. Ngay cả sau này....khi thuyên chuyển về Vùng....khác. Ông vẫn muốn giữ chặt cái Mũ Xanh mà ông có suốt đời trai trẻ. Lính tôi thích ông vì cái lòng với đồng đội. Cái tình sâu, nghĩa nặng với Núi, Sông. Không màu mè, không giả dối. Xin phép Cần Thơ nhé. Phạm thượng. Nhưng chân tình. Lính mong có dịp mời ông ly rượu.

Hôm đầu tháng 7. Quan Tư Cần Thơ có buổi ra mắt tác phẩm "Nửa Đường". Phải công nhận rất được mọi người đón nhận. Dễ hiểu thôi. Văn của ông đọc có vui, có buồn, chất chứa lòng người lênh láng. Nhưng ông không chịu công nhận khi người khác gọi ông là một nhà Văn. Tôi suy "bụng ta ra bụng Cần Thơ". Không nhận là Nhà Văn thì đúng rồi. Cứ nhận mình là cây bút "Nhà Banh" thì chắc cú. Lính nói, đúng hay sai, hay hoặc dở. Chẳng ai chấp cả. Có đứa nào hỗn, cần xắn tay áo lên cũng dễ dàng. Chứ nhận là Nhà Văn mà "động khẩu hay động võ" thì hơi kỳ. Sống ở khu Bolsa, thượng Vàng hạ Cám. Cứ làm thầy Tu, đôi khi cũng thiệt thòi lắm. Kinh nghiệm bản thân. Khi ra đường lịch sự "chúng ăn hiếp". Có những loại người "ưa nặng, không ưa nhẹ" thì phải đổi võ công thôi. Nói chứ, Quan Tư Cần Thơ mình vào tuổi "Bát Thập" chỉ muốn có tác phẩm chứ không muốn tranh với đời. Hư danh không làm no bụng. Tác phẩm nói lên thành tựu, kết quả cho chính mình. Xin được mua cuốn sách "Nửa Đường" của Cần Thơ để tỏ lòng ngưỡng mộ.

Cần Thơ được nhiều người ái mộ. Kể cả Lính Mỹ "gốc Việt". Hôm Lễ Độc Lập Hoa Kỳ 2019. Đi ăn đám giỗ Mẹ của người đàn anh trong tù Z30A Lê Trọng Uyên. Có gặp Bác Sĩ Đỗ Cảnh Minh, lúc còn tại ngũ ở Air Force Mỹ, mang cấp bậc Đại Úy, anh từng tham gia nhiều mặt trận hỏi tôi răng.
- Ở TQLC có biết ông Thiếu Tá Tô Văn Cấp không?
Tôi trả lời.
- Dân Mũ Xanh, mà không biết Quan Tư Cần Thơ. Thì không phải là dân Mũ Xanh.

Bác Sĩ Đỗ Cảnh Minh hồi 1983, share phòng ở căn nhà cuối ngõ. Tôi thì share phòng ở đầu ngõ. Ra vào, phải chạm mặt nhau. Đâu ngờ, một ngày làm Bác Sĩ Quân Y Hoa Kỳ. Một Bác Sĩ mê súng hơn bất cứ Bác Sĩ nào mà tôi từng gặp. Khó tính vì nghề nghiệp. Thế mà, yêu Mũ Xanh trước 1975. Bỏ cả bệnh nhân đi xem và nghe ngày Quan Tư Cần Thơ ra mắt cuốn sách Nửa Đường. Tôi cũng dựa hơi Quan Tư "nói phét" một phen thật là thoải mái. Một lát sau. Bác Sĩ Minh hỏi tôi.
- Lựu đạn ở Mỹ đắt lắm. Mà cũng không có bán ở chợ Trời.

Cả bàn tiệc bật cười như pháo nổ. Đúng là 4th of July.
Ở phần viết trên. Tôi có dùng chữ " Trương Phi Bồng Sơn". Chính Quan Tư Cần Thơ đã gọi Bồng Sơn Quái Điểu trong một bài viết là Trương Phi. Tôi chỉ xin "ké" cho ra vẻ biết nhiều. Thực ra, với tôi, tên Trương Phi nó không sát nghĩa lắm. Mà phải gọi là hung thần. Kể từ ngày gặp Bồng Sơn trong buổi lễ bàn giao Đại Đội 1 Quái Điểu giữa Trung Úy Nguyễn Tri Nam và Trung Úy Bùi Bồng Sơn trong một sân Chùa năm 1970 bên Miên. Sau này, Trung Úy Nguyễn Tri Nam lên Thiếu Tá hy sinh ở tại mặt trận. Tôi nhắc đến Trung Úy Nam vì khi tôi vừa mãn khóa quân trường Rừng Cấm đầu năm 1970. Tôi chọn Quái Điểu và người Đại Đội Trưởng của tôi đầu tiên là Trung Úy Nam. Khi trình diện, vì thấy tôi quá "con nít". Ông còn hỏi tôi có biết nấu cơm không?. Tôi lắc đầu. Ông mới đưa tôi về trình diện Chuẩn Úy Tăng ở Trung Đội 2. Có một lần ở Mỹ, tôi tình cờ đọc một bài viết nói rằng " Thiếu Tá Nguyễn Tri Nam về làm Trưởng Ban 3, nhưng chưa từng nắm Đại Đội Trưởng " thì không đúng. Chuyện này, Bồng Sơn rõ hơn ai hết.

Với mọi người trong Đại Đội. Bồng Sơn là là hung thần của chúng tôi. Thấy ông còn hơn thấy Cọp. Nhưng cấp trên đã 'share duyên" Bồng Sơn với chúng tôi rồi. Thì đành phải "married" ông thôi. Không ly dị được. Ban đêm thấy địch thì còn "dám đánh", chứ thấy ông thì chúng tôi "dám chạy". Mà chạy có được đâu. Mùa Đông ở Thánh Địa La Vang, Quảng Trị 1970. Ông còn cho người xuống Trung Đội gọi đích danh tên tôi về Bộ Chỉ Huy Đại Đội. Rồi từ đó, tôi phải chạy, phải bò, phải lết theo sát bên ông trong suốt trận chiến Hạ Lào. Bà Vợ tôi sống với nhau 40 năm hay nói với mọi người " ghét của nào, trời trao của đó". Năm 1970, tôi đã nghĩ như vậy. Sao phận mình lại đen đủi đến thế. Cả BCH/ĐĐ nhìn tôi thắc mắc. Cái thằng vác cái máy đi không nổi, cây súng colt-45 không biết chùi. Chạy theo Bồng Sơn thở hổn hển như con Trâu mất nước. Thế mà ông ta chịu đựng tôi được hay thiệt. " Chắc ông "Yêu tôi" ở điểm nào đấy. Tôi thì chắc chắn không "Yêu ông" rồi.

Cũng vì trận Hạ Lào- Lam Sơn 719. Tôi nể và kính trọng ông hơn. Chiến trường nó đo được , đếm được tất cả. Giữa tiếng pháo địch dồn dập. Giữa tiếng hô xung phong vang trời của đối phương. Giữa xác chết ngổn ngang của đồng đội. Giữa tiếng rên la vì thương tích của chiến hữu mình. Bình tĩnh là một điều rất khó làm, khó thực hiện. Tôi chưa nói đến gan dạ, hay có tài chỉ huy. Mặt trận không chỉ vài chục tên du kích. Mà pháo 130 ly, hỏa tiễn 122 ly dồn dập của địch quân bắn không tiếc đạn. Chưa tính không biết bao nhiêu là Cối 81-82 trải dài bên kia Núi. Quân của chúng thản nhiên vây đánh cả 1 Tiểu Đoàn ta, thì không phải là chuyện nhỏ. Anh hùng chiến địa có hay không là những lúc như vậy. Tiếng xung phong của địch vang trời. Tôi ngồi dưới hố cá nhân, mà lá cây bay lả chả, nghe được những đầu đạn AK bay đi từ họng súng cắm lịch bịch, lịch xịch vào các thân cây chung quanh tôi. Cát bụi mù mịt vì những quả pháo rớt bên trong phòng tuyến mình. Chắc chẳng ai hiểu sự khủng khiếp mà tôi nhìn thấy. Phim xi nê chỉ thấy cát bay, đạn bắn. Chứ làm sao người xem biết được cái sợ hãi sắp chết nó đến mức nào. Quả thật lúc đó, tôi nghĩ rằng mình sẽ chết.

Tiểu Đoàn mấy ngày đầu di chuyển. Nhìn rõ không biết bao nhiêu là Lợn, Gà, địch quân nuôi, những kho thóc được phủ bằng những lớp Tro dầy để không hư. Địch vẫn im lặng, tránh né. Không một tiếng động , không một bóng người. Máy truyền tin của tôi bị địch xâm nhập tần số. Phải thay đổi liên miên. Chiều tối, dừng quân đâu đó. Cần ban lệnh. Bồng Sơn bắt tôi lò mò xuống từng Trung Đội để ban khẩu lệnh. Vì sợ địch biết. Cả ngày lặn lội. Tối muốn có giấc ngủ ngon. Vào Hạ lào, thì không thể nào.Vào Hạ lào, thì không thể nào. Im lặng đồng lõa với tử thần chờ đợi. Chiều nào, Bồng Sơn cũng cho lệnh báo động xuống các Trung Đội, ông xem xét súng ống, đạn dược hầm hố từng li từng tí, những “chú lính sữa”, lười biếng đào hầm cạn không đủ sâu, đều bị ông bắt nhảy xổm và đào lại, mấy Ông Trung Đội Trưởng, Trung Đội Phó, Tiểu Đội Trưởng bị dũa te tua, vì không kiểm soát và đôn đốc đúng mức để giúp bảo vệ sinh mạng binh sĩ, Ông xem xét tuyến đóng quân, hệ thống mìn Claymore và lựu đạn gài trên những đường tiến sát của địch và những hoả tập cho pháo binh điều chỉnh trước để khi địch tấn công thì các Trung đội trưởng hay Tiểu đội trưởng chỉ cần gọi hoả tập A, B hoặc C là Bồng Sơn biết địch xuất hiện ở điểm nào, cứ thế là ông cho Gà cồ gáy vào đó ngay, không phải đọc tọa độ cho Pháo Binh nữa, những hoả tập tiên liệu này đã được điều chỉnh trước trên xạ bảng nên tiết kiệm được nhiều thời gian cho Pháo binh, vì thế Bộ binh được yểm trợ nhanh hơn. Bồng Sơn tiên liệu trước khi mặt trời lặn và màn đêm buông xuống. Phương cách phòng thủ này đã giúp khám phá nhanh chóng khi địch xâm nhập và gây tổn thương cho địch quân rất nhiều. Im lặng đồng lõa với tử thần chờ đợi. Chiều nào, Bồng Sơn cũng phải xuống các Trung Đội xem xét tuyến đóng quân trước khi mặt trời lặn. Xác người chưa có , mà tử khí đã giăng khắp nơi. Một buổi sáng còn lờ mờ, sương chưa tan hẳn. Cả Đại Đội giật mình vì một tràng M16 nổ dòn từ phía Trung Đội 2. Toán tiền đồn ban đêm rút nhanh về tuyến. Tiểu đội phải trình diện BCH / ĐĐ. Bồng Sơn hỏi.
- Ông nào bắn. Thấy gì không mà bắn.
Người Lính trả lời.
- Dạ em bắn. Em thấy thoáng bóng người .
- Chưa nhìn rõ mà đã bắn. Tiểu Đội 5 cái nhảy xổm
Cả Tiểu Đội căng hàng ngang, đưa súng lên đầu thi hành lệnh phạt. Một, hai, ba.....
 
Cũng lúc đó, tiếng đề pa súng cối 82 ly của địch bên kia Núi vọng lên. Đồng loạt cả Đại Đội hô vang.....Pháo Kích.... Pháo kích. Những quả đạn pháo của địch rơi vào tuyến của chúng tôi không xót viên nào. Mạng người, thương vong ngay lập tức có. Trước mặt tôi, Hạ Sĩ Thái Lợt xạ thủ súng cối của Trung Đội súng nặng chết liền tại chỗ. Thiếu Úy Pháo Binh tăng phái cho Đại Đội bị thương ở Vai. Tiểu Đội bị phạt thi hành lệnh chưa xong. Phóng ngay xuống hố....của tôi và Bồng Sơn. Hai chúng tôi, bị chính đồng đội của mình "cướp hố" giữa ban ngày. Tôi và Bồng Sơn đành phải dựa vào một gốc Cây chịu pháo địch. Một lần nữa tôi lại lầm bầm cái ông Bồng Sơn của tôi. Phạt Lính làm chi, để bây giờ 2 chúng tôi "không lỗ dung thân". Đợt pháo kéo dài 15 phút. Tiếng xung phong của địch đã nổi lên. Các Trung Đội cũng bắt đầu "đáp lễ". Tiếng súng nổ dữ dội, mà đời quân ngũ của tôi chưa từng gặp. Cả ngàn cây súng cùng nổ một lúc. Của địch lẫn của ta. Phải nói rằng tai tôi đã điếc. Tiểu Đội tiền đồn của Trung Đội 2 đã chạy về tuyến của mình. Tôi có hố để ngồi. Bồng Sơn ra lệnh máy Nội Bộ và máy Tiểu Đoàn giao hết qua hố của ông. Tôi từ hố của mình, tôi nhìn trời.... mong đạn rớt....
 
Chỗ khác.
Bồng Sơn lại ra lệnh cho tôi bò qua hố của ông Thiếu Úy Pháo Binh lấy máy liên lạc của ông Thiếu Úy này về cho Bồng Sơn sử dụng. Vì bị thương, ông Thiếu Úy Pháo Binh không còn khả năng để ứng phó với chiến trường. Thiếu Úy Tăng của Trung Đội 2 yêu cầu chỉnh tác xạ. Bồng Sơn làm đề lô luôn. Ông "ôm 3 em" cùng một lúc. Máy Tiểu Đoàn, máy nội bộ, máy Pháo Binh. Ông tha hồ được nói. Phen này, ông không còn cơ hội, lườm, ngó chúng tôi nữa. Tiếng chậm rãi, từ từ như mọi ngày mà tôi vẫn nghe từ vị Tiểu Đoàn Trưởng, Tây Sơn Nguyễn Đằng Tống.
- Bồng Sơn, nói con cái cẩn thận. 130 ly của nó đang rải từ thằng 4 chuyển qua anh đó.
Bồng Sơn chưa kịp trả lời Tây Sơn. Tiếng Thiếu Úy Tăng từ Trung Đội hét lên trong máy.
- Đúng rồi đó Thẩm Quyền. Trúng rồi đó Thẩm Quyền. Tôi nhìn thấy từng mảnh súng pháo của tụi nó văng lên. Vài tràng nữa đi thẩm quyền.

Mặt trời đã gần đứng bóng. Bồng Sơn ra lệnh cho tôi bò xuống tuyến của Trung Đội 3 của Thiếu Úy Vũ Mạnh Cường. Địch lại vào tần số nội bộ. Những lệnh quan trọng ban ra hoàn toàn bằng khẩu lệnh. Tôi lại phải bò. Số con rệp. Triền đồi từ Bộ Chỉ Huy Đại Đội xuống Trung Đội khoảng hơn 20 mét sao mà lúc đó nó xa thế. Cây cối ngổn ngang, đạn bay cheo chéo. Bố ai dám khom lưng mà chạy đi truyền lệnh. Tôi chưa muốn chết. Hai đầu gối nó muốn dính lại với nhau. Một thước đất bấy giờ nó xa diệu vợi. Vài cành cây nhọn đâm vào người, máu ri rỉ, nhưng không đau lắm. Sợ quá mà, làm sao biết đau. Vừa bò, vừa lết đến Trung Đội 3. Thỉnh thoảng quay đầu nhìn lại phía sau, thấy các anh chĩa súng về tuyến ngoài. Tôi còn "teo bi" hơn bao giờ. Cảm giác, giống như mấy anh đang chĩa họng súng sắp sửa bắn vào mình.

- Thiếu Úy. Lệnh Bồng Sơn Trung Đội 3 di dời khỏi tuyến về bên trái, ra phía trước 50 mét, từ đó căng hàng ngang đánh ngang hông địch. Các Trung Đội khác sẽ trám tuyến khi Thiếu Úy chuyển quân.
Thiếu Úy Cường nhìn tôi, rồi nhìn về phía BCH/ĐĐ. Bồng Sơn đứng lên khỏi hố đưa tay phất. Tôi lại phải bò về hố của mình. Cái lưng của tôi nó nhờn nhợn làm sao. Phe ta đóng quân trên một triền Núi thoai thoải. Lúc bò xuống Trung Đội thì dốc xuống. Thì lúc về thì bò dốc lên. Đạn thì nghe xình xịch, từ mặt đất cho đến các gốc cây. Lỡ một viên nó cắm vào tôi thì khổ cái mớ đời. Ai cũng có hố để ngồi, để tránh đạn. Còn tôi, thì cứ phải bò đi bò lại, bò tới bò lui. Có điều tôi không cảm thấy giận Bồng Sơn hay nghĩ rằng ông ấy muốn tôi phải chết. Chiến trường bấy giờ không còn cách nào khác. Nhiệm vụ của tôi là vậy. Thật khắc nghiệt. Nó giống như một cái bia di động cho ai đó tập bắn.Không biết có phải tại ngày xưa tôi xem tiểu thuyết kiếm hiệp Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung đã học được môn võ công Lăng Ba vi Bộ như Đoàn Dự hay không, mà cả ngàn tay súng địch nhắm bắn tôi mà không trúng.

45 năm sau ở Mỹ. Tôi đi tìm những "người yêu cũ". Trong đó có Trương Phi Bồng Sơn. Ngày xưa tôi không Yêu ông thật. Nhưng ngày nay, tôi bắt đầu có cảm giác Yêu ông. Một hôm tôi gọi cho Nguyễn bác Ái hỏi thăm. Mượn cớ có người nhờ tìm. Bác ái trả lời email chỉ có 1 tấm hình chụp chung của Bác Ái và Bồng Sơn, kèm theo câu nhắn.
- Không có số phone. Ông này " trên ghét, dưới thương". Uống rượu như hũ chìm.

Tôi phải lặn lội qua nhóm TSQ. Anh Lâm Ngọc Chiêu có số phone ngay. Tôi cầm phone gọi. Khi chuông reo ở đầu dây bên kia, một cảm giác lạ kỳ giống như bao năm ở chiến trường không có cơ hội gặp người Tình cũ. Người Tình "Trương Phi" của tôi, chắc cũng có người thắc mắc sao lại có cái biệt danh Trương Phi. Dân Thiếu Sinh Quân, rồi lại Võ Bị. Đương nhiên Võ nghệ đầy người. Nóng tính với những kẻ cần nóng tính. Đi tù CS, mấy tên phản bạn, nằm vùng, ăng ten, nâng bi cán bộ, thì sẽ bị ngay một quả đấm đích đáng của Bồng Sơn. Máu mũi , máu mồm trào ra cho bỏ cái tật hèn, phản bội anh em. Với tôi, thì thích ông ở điểm không chà đạp nhân phẩm của Lính dưới quyền. Phạt thì phạt. Nhưng trong ngôn ngữ với thuộc cấp, Bồng Sơn luôn ÔNG và TÔI. Không mày tao chi tớ gì cả. Tôi chưa một lần nghe ông chửi thề với thuộc cấp. Có chửi thề, chỉ dành với ai đó "ở trên cao". Ông có nhiều điều lạ, suy nghĩ luôn khác người, sát cánh với đồng đội. Giữa khói lửa chiến chinh. Vẫn có những rung động tình người mà tôi nghĩ rằng ít ai thực hiện. Chẳng hạn ngày "Nhảy vào Triệu Phong" . Sau khi họp cùng với các vị Đại Đội Trưởng khác trên Tiểu Đoàn về. Ông tập họp binh sĩ dưới quyền nói rằng.
(xin trích nguyên văn từ bài viết " Tái chiếm Triệu Phong" của Bồng Sơn .)
- Với danh dự của ĐĐT, tôi cho phép những ai không muốn cùng tôi tham dự cuộc hành quân đổ bộ tái chiếm lại quận Triệu Phong lần này, được bước ra khỏi hàng và ở lại tiền trạm chờ ĐĐ trở về nếu còn sống sót, vì tôi không muốn giấu diếm anh em bất cứ một điều gì, cuộc hành quân này vô cùng nguy hiểm, có thể ra đi mà không có ngày trở lại...

Các anh em cùng tôi đã sống chết bên nhau qua biết bao nhiêu gian khổ của đời lính nhất là lính TQLC, từ chiến trường Campuchia mùa nước nổi thất thường đến rừng núi Hạ Lào ướt đẫm mồ hôi, loang máu trận địa... 
 
Chúng ta đã cùng sống chết, cùng chia sẻ vui buồn với nhau trong những giây phút vinh quang cũng như sinh ly tử biệt, niềm vui thì hiếm có dù rằng những chiến thắng mà ta đạt được sau mỗi trận chiến, chúng ta đều nhận lãnh những sự mất mát rất đau lòng, còn nỗi buồn thì chồng chất, trĩu nặng thân xác và tâm hồn anh em chúng ta. Vì thế lấy danh dự của người chỉ huy các anh em, tôi không phạt hay gây khó khăn gì cả cho những ai không muốn sống chết cùng đồng đội, được quyền không tham dự cuộc hành quân này, tôi cho tất cả các anh em Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ 5 phút để suy nghĩ và trả lời cho tôi biết. (hết trích)

Hơn 100 tay súng của Đại Đội 1 bấy giờ không ai bước ra khỏi hàng quân. Cái "không nỡ, không thể im lặng" khi biết rằng ngày hôm đó là chuyến bay " Kinh Kha sang Tần". Ông đã nói và làm những điều mà Ông không nên làm khi chiến trường rất cần quân số. Nhưng... những lời chân tình sáng hôm đó, đã khiến mọi người hết lòng tử chiến khi đoàn quân Quái Điểu nhảy xuống Triệu Phong. Dù cả Tiểu Đoàn bị thiệt hại nặng nề sau nhiều ngày chiếm giữ từng tấc đất ở Triệu Phong. Bồng Sơn, hôm đó ông cũng thoát chết khi cầm bản đồ hô xung phong vào ngay họng 12.7 ly của địch. Có số cả, ông không chết, vẫn cười to, dù ông và các tay súng của Đại Đội không còn bao nhiêu. Gần phân 1/3 chiến binh đã ngã xuống. Ai còn sống, chỉ là những thây Ma biết đi.Đói, mất ngủ và những giây phút kinh hoàng đã tạo nên hình ảnh đó. Con người, tôi nghĩ rằng ai cũng sợ Chết cả. Tôi cố tìm trong ông xem ông dấu cái sợ, cái hãi của tử thần ông cất ở đâu. Tìm hoài, nhưng không thấy. Chỉ thấy ông luôn tiến về phía trước, không nao núng, không sợ sệt. Còn tôi, hỏi tên gì. Nhớ "chết liền"

Người chỉ huy xưa và thằng Lính cũ "hẹn hò" nhau ở Little Sài Gòn Nam Cali nắng ấm. Để nhắc lại những kỷ niệm trên những xác người. "Mối tình" của tôi và Bồng Sơn, theo tôi nghĩ nó chỉ đầy xót xa của phận người, kiếp Lính trận. Những gì ông làm, những gì tôi có thể làm đều vô nghĩa. Đó là tại sao tôi muốn đến chữ "xót xa". Ông nghĩ gì, nghĩ sao....Tôi biết và không cần phải biết. Với tôi.....
 
Nó là như thế đấy. Những anh, những chiến binh cùng thời mà tôi biết, chẳng mấy ai còn. Mấy vị Trung Đội Trưởng. Nguyễn công Tâm, Vũ Mạnh Cường, Tăng, Kỷ, Bền....và hàng trăm binh sĩ các cấp dưới cái thời tôi biết họ. Nay chẳng ai còn sống. Tôi và Bồng Sơn cứ thế mà hẹn hò nhau nhiều lần, nhiều năm khác nhau, để tiếc nhớ, để nhắc lại những kỷ niệm, mà bây giờ "biết tỏ cùng ai". Vài hôm trước, tôi nhớ, lại gọi thăm ông, định hẹn nữa. Ông ngần ngừ rồi nói rằng.
- Năm nay, chắc anh lỗi hẹn rồi. Phải chống gậy. Đang nghĩ, nếu có theo anh em, thì theo nhanh nhanh, chứ không muốn làm phiền gia đình.
Tôi trả lời.
- Tuổi em, đã chuẩn bị "ngày ấy" rồi, chứ đừng nói gì anh. Mong sao, nó giật giật vài cái, sùi bọt mép.....Rồi thăng liền.

Bên đầu giây bên kia. Tiếng cười sảng khoái, ròn rã của Bồng Sơn vang dội, vẫn như ngày nào. Vẫn như ngày ấy.

Binh Nhất.Cao Hùng Sơn=Trà Văn Sáu.
m thoại viên ANPRC25 máy nội bộ ĐĐ1/TĐ1/Quái Điểu/TQLC.
***Cần Thơ=Th/Tá Tô Văn Cấp TQLC.
 
 

 


No comments:

Post a Comment