Chiếc
đèn cầy leo lét được cô gái thắp lên. Cô nhìn tôi với sự lo
lắng cảm mến. Đến cạnh tôi, và chìa ổ bánh mì cho tôi, cô
nói:
- Anh cố ăn đi. Ăn càng nhiều càng tốt. Giữ sức khỏe để về với gia đình.
Không hiểu tại sao tôi có cảm giác là cô gái này đã biết it́ nhều về tôi, dù rằng tôi và cô chỉ là bèo mây gặp gỡ. Tôi đưa tay nhận ổ bánh mì mà lòng cảm ơn người dân miền Nam....
... Những tiếng thở dài được tuông ra từ những người dân hiền lành, chất phát. Người thiếu phụ tìm cách ru con ngủ, thì bà cô 50 tuổi lân la đến gần tôi, hỏi nhỏ:
- Cậu là lính Cộng Hòa phải không?
Một lần nữa, tôi giật thót mình, và tự hỏi:
- "Sao người đàn bà bình dân này đoán được tôi là lính Cộng Hòa, và hỏi một cách trực tiếp như thế?"
- "Dạ. Tôi là lính Cộng Hòa." Bà tiếp với niềm kính mến:
- "Cậu là sĩ quan Đà Lạt phải không?" Tôi đi từ sự kinh ngạc này, đến sự kinh ngạc khác. Tôi hỏi:
- "Sao cô biết tôi là sĩ quan Đà Lạt?" Bà đưa mắt nhìn tôi, lòng đầy cảm phục, lo lắng:
- "Tôi không biết." Bà đưa mắt về phía cô cháu, và nói một cách chắc chắn:
- "Nó biết." Cô gái nhìn tôi, rồi đưa tay chỉ vào tay trái của tôi, cô nói với sự ngưỡng mộ:
- "Chiếc nhẫn trên tay anh đó." Tôi nhìn bà cô mà lòng đầy ưu tư:
- Dạ. Phải
... Hôm nay là 47 năm sau cái ngày chôn chiếc nhẫn ấy. Không hiểu chậu hoa; mà tôi đã chôn chiếc nhẫn tại chùa có còn nguyên vẹn hay không? Hay đã có một sự đổi thay nào đó? Và ai đã có duyên thấy được vật qúy này.
Tôi xin tặng nó cho người có duyên, như là kỷ niệm của một thời chinh chiến. Một chiếc nhẫn có ghi rõ:
"TRƯƠNG VO BI QUOC GIA VIET NAM - Nguyễn Văn Thành - 28 - (71-75)"
Cảm tạ ngôi chùa; nơi đã một lần cho một sĩ quan trẻ Đà Lạt ngủ nhờ, trong những giờ phút Hấp Hối cuối cùng của miền Nam Tự Do.
----------------------------
No comments:
Post a Comment