Thursday, December 8, 2022

MY FATHER (Cha Tôi) - My Father - Trung Tá Lê Văn Ký - AET Lê Kim Anh Sơn K31/TVBQGVN

MY FATHER (Cha Tôi) - Trung Tá Lê Văn Ký
AET Lê Kim Anh Sơn 4420 - SVSQ/K31/TVBQGVN
Son Anh

Tôi thật sự vô cùng xúc động khi một bài viết về TSQ mà mãi đến sáu năm sau tôi mới đọc được . Bởi ở Việt Nam không phải ai cũng có điều kiện để lên mạng , ngay chính tôi cũng không tránh khỏi điều đó, tôi cũng phải mượn máy. Mà trang web của TSQ thì không vào được, đọc bài viết về TSQ bất khuất những ngày cuối cùng của anh Đào Vủ Anh Hùng làm tôi như được sống lại với ký ức , với kỷ niệm... 

---------------------------------   
 

làm tôi liên tưởng lại ngày tôi vào trường củng là ngày mà niên trưởng tôi Lai đình Hợi ra trường sau này là niên trưởng K25VBQGVN.

Còn nhớ vào một sáng mùa hạ, năm 1968 cha tôi rủ tôi đi Vũng Tàu chơi, như mọi khi, tôi vội chuẩn bị hành lý và leo lên xe jeep lùn mà cha tôi thường hay đi làm.xe ra đến Vũng Tàu, ăn sáng xong ra bải Dâu tắm biển, đến trưa cha tôi chở tôi vào một cổng trường, tôi được hướng dản lên lầu một của tòa nhà sát cổng (sau này tôi mới biết đó là ban quân số). Từ trên lầu cao nhìn xuống tôi nhìn thấy những anh em trạc tuổi tôi mặc quân phục màu vàng , đội nón nỉ đen, đi tới đi lui thật kỷ luật, trông thật lạ mắt nhưng tôi cũng không biết là gì ... và cha tôi làm thủ tục gì đó mà tôi cũng không hiểu.?..

Tôi hỏi cha tôi, ở đây có được học võ không ba ?(sau này năm 1971 tức 4 năm sau tôi đã giành được đai đen và trở thành huấn luyện viên vỏ thuật của trường) ? cha tôi trả lời ở đây sẻ dạy cho con đủ thứ từ văn hóa , vỏ thuật đến quân sự...và đó cũng là ngày tôi chính thức nhập trường TSQ.

Tôi viết bài này cũng để cảm ơn cha tôi đã chọn cho tôi một con đường đúng đắn, con đường mà mãi đến giờ vẩn còn ảnh hưởng đến suốt cuộc đời của tôi sau này.Từ những ngày đầu tiên trong đời TSQ xa nhà, tôi đả khóc, khóc vì nhớ nhà và vì lúc đó tôi còn rất bé chỉ 13 tuổi.

Rồi những ngày sau đó tôi đã được học tập được dạy dổ, và được đào tạo nên người ...

tôi cũng vẩn thường xuyên liên lạc với cha tôi bằng thư từ, thỉnh thỏang trong thư cha tôi có viết. Ba vừa mới bị phục kích hôm qua nhưng thóat nạn, hôm nay ba gửi cho con một ngàn (1000$) để con chi phí thêm cho việc học hành, con cần cố gắng học giỏi để lo cho tương lai. Thật lòng mà nói, ngày đó tôi không hình dung nổi cha tôi đã đặt tất cả niềm tin của đời mình vào cho người con. Đó là tôi mà đến giờ đây tôi mới hiểu ra.

Thật đúng như đàn anh tôi, Đào Võ Anh Hùng đã nói " không ai tắm hai lần trên một dòng sông " cảm xúc và những ý nghỉ chợt đến rồi đi như những áng mây trôi ngang trên bầu trời, như màu thời gian không ngừng xóa nhoà than phận .

Trong cuộc sống TSQ tôi cũng bắt đầu gìa dặn hơn, tôi cũng đã bỏ ra hàng giờ trong những buổi chiều thứ tư, thứ bảy trong tuần (trừơng tôi chiều thứ tư & thứ bảy trong tuần được nghỉ ) đi đi, lại lại dưới hàng me trong sân trường và suy nghỉ sau này mình sẻ làm gì? và đi về đâu?...

Nếu không có sự dẩn dắt của những người cha, anh. Trên con đường sự nghiệp ... và để trả lời cho câu hỏi ,tôi đã cố gắng học thật giỏi và ... mổi đầu tuần sáng thứ hai chào cờ, tôi cũng thỉnh thỏang đã có những bảng danh dự hạng nhất, hạng nhì dể đem về cho cha tôi xem. cha tôi vui sướng ra mặt

Rồi vào một mùa hè năm 1971 trong một đợt về phép của tôi, tôi có dịp theo chuyến công tác của cha , tôi được đi chơi ở bán đảo Sơn Chà, Đà Nẳng ... Trong căn phòng làm việc của cha tôi, tôi thấy có một cây cung và những mủi tên, tôi hiếu kỳ hỏi?

cha tôi dùng để làm gì, cha tôi nói dùng để bắn máy phát tín hiệu ..., theo sự giải thích của cha tôi (dùng cho các nhóm nhảy tóan bắn mủi tên có gắn tín hiệu phát sóng vì không thể đến gần địch được) tôi đã ở chơi suốt mùa hè ... nơi đó tôi đã gặp gở những anh em binh sỉ của cha tôi, có một số người dân tộc thiểu số, tôi ngạc nhiên vì trên đầu giường họ mổi người có một bàn thờ nho nhỏ, nơi hàng đêm họ thường cầu nguyện dường như để gởi gấm niềm tin cho thân phận cho một đức tin nào đó...

cha tôi nói họ là những dân sự chiến đấu lý do đặc biệt (vì họ không có số quân) Từ đó tôi mới biết cha tôi là trung tá chỉ huy trưởng chiến đòan 1 Sơn chà Đà nẳng (thuộc phòng 7 sở liên lạc, Nha kỷ thuật)

Sau này trong những lúc nói chuyện về quân trường, chiến trường...anh em người còn, kẻ mất ...cũng có người về công tác trong nha kỷ thuật họăc các đơn vị khác nhau, tôi thấy họ oai hùng quá , anh dũng quá , một sự hy sinh thầm lặng làm tôi cũng vui lây bởi nơi đấy, có cha tôi củng đã đóng góp một phần nho nhỏ cho những chiến tích oai hùng.

Như năm Mậu thân 1968 các chiến sỷ thuộc Lực lượng đặc biệt do cha tôi huấn luyện (cha tôi làm chỉ huy trưởng trung tâm huấn luyện biệt kích trại Quyết Thắng , Long Thành khỏang năm 1964 trở về sau).

Khi về phép ăn tết Mậu thân gặp biến cố họ đã mượn vủ khí của anh em cảnh sát thời bấy giờ các anh đánh len lỏi từ nhà này sang nhà khác, từ phố này sang phố khác đó là cách đánh nhuần nhuyển thuộc LLĐB (Lực Lượng Đặc Biệt) sau này là Lôi hổ, biệt cách ...biệt kích, với tinh thần trách nhiệm đó các anh đã được các đơn vị bạn vô cùng khen ngợi, họ cười nói vui vẻ gỉửa những lúc hiểm nguy nhất, cách nói chuyện của họ rất gần gủi với sự sống và cái chết, dường như họ được sinh ra để làm bạn với tử thần, bởi chỉ có họ mới có cái cảm giác thỏa mản khi sánh vai cùng thần chết
và còn nữa chiến công của họ như mùa Hè đỏ lửa năm 1972 ở Huế lực lượng NHA KỶ THUẬT đã được tung vào trận, họ có nhiệm vụ trà trộn vào vùng mất an ninh và vẻ nên sơ đồ bố trí phòng thủ hỏa lực, để chuẩn bị cho đơn vị bạn phản công. Công của họ ư?... quân đội chỉ công nhận chứ không công khai bởi họ là những chiến sỷ thầm lặng. Cha tôi thương binh sĩ như con và họ thường gọi ông bằng danh từ trìu mến Bố già.

Trong thời gian ông làm chỉ huy trưởng trung tâm huấn luyện Long Thành, từ khi ông về nạn phục kích , giật mìn giảm hẳn...Cha tôi và một cận vệ ông thường xuyên trà trộn vào trong thôn, làng ông thông thạo từng địa hình, thuộc lòng từng con suối, màu đất của từng vùng, phong tục tập quán từng địa phương... tôi cũng thường xuyên đi rừng với ông và ông cũng dạy tôi rất nhiều điều ...Cha tôi đi và về không tuân thủ giờ giấc nhất định, để tránh bị phục kíck... ngày cũng như đêm nơi nào người trong trung tâm huấn luyện cũng thấy có mặt ông. Số cố vấn Mỹ làm việc chung với ông nhiều lúc ngạc nhiên đến thán phục và họ đã đặt làm một con Báo nhỏ bằng đồng đen để tặng ông và cũng để tỏ lòng ngưỡng phục. với ý nghĩa ông là một con báo đen trong LLĐB của Mỹ (dân sự chiến đấu).

Sau thời gian sáu năm học tập tại Vũng tàu, tôi quyết định đầu quân vào trường VBQGVN. Trong thời gian đang còn là tân khóa sinh K 31 cha tôi đã viết thư cho tôi. và tôi được đọc trước tiểu đòan tân khóa sinh trong đọan văn có viết.

Con, con thật là may mắn lắm đó, bởi con đã được học ở một quân trường mà trong thời buổi loạn lạc , người thanh niên nào cũng muốn được gia nhập nhưng không phải dễ dàng. đó là trường VÕ BỊ QUỐC GIA LIÊN QUÂN CHỦNG. Ngày xưa ba không được may mắn như con, ba chỉ được học ở Thủ đức, ba tốt nghiệp khóa 2 ở Thủ đức (khóa phụng sự), nên khi ra trường ba đôi khi bị bở ngở khi nhận nhiệm vụ có tính cách liên quân, khi phối hợp các binh chủng khác nhau ... con...con đã hơn cha rồi đó. đọc thư cha tôi mà trong lòng đầy những bồi hồi xúc động.

Ngay ngày chinh phục đỉnh Lang Biang , trở thành sinh viên sỉ quan chính thức, cha tôi cũng lại lên tận ĐàLạt thăm tôi ,chụp hình với tôi trên đỉnh Lang Biang
xen kẻ một chút kiêu hảnh vì tôi đã hoàn thành phần nào ý nguyện của ông. loạn lạc lại đến trong những lúc di tản chiến thuật từ Phan rang, Căn cứ 4, Bình tuy ... về đến Long thành. Vào những ngày cuối cuộc chiến cha tôi đã có thể lên phi cơ đi Mỹ, nhưng không, ông lại đến thăm tôi trong lúc còn vương mùi pháo kích, ông hỏi tôi có đi Mỹ không? tôi ngẩm nghỉ trả lời bây giờ là thời chiến, vả lại số đông anh em vẫn đang còn ở lại, ba dẩn gia đình đi trước sau này có cơ hội con sẽ theo sau .cha tôi ngồi ngậm ngùi suy nghỉ, còn tôi bâng quơ nhìn lên bầu trời dường như mình đã làm điều gì sơ suất với cha. và sau đó ông đã ở lại với tôi
Việc gì đã đến phải đến, cha tôi cũng phải đi học tập cải tạo cùng với mọi người...với biết bao gian khổ ông đã trở về từ trại cải tạo Hà tây, về được một thời gian không dừng lại ở đó ông đã tìm cách vượt biên sang Mỹ nhưng bất thành ông đã bị bắt lại , trong lúc bị dẫn giải vào lúc đêm xuống ông đã đào thoát (đây là nghề chuyên nghiệp mà ông thường hay giảng dạy) ông đã đạp tất cả giấy tờ tuỳ thân xuống bùn (đồng nghỉa với việc sau này cha tôi không đủ thủ tục để đi theo chương trình H.O.)

thời gian đó, vô cùng vất vả, cha tôi sống nhờ nhà những người bạn. Tuy rằng trong cuộc họp kỷ thụật Việt-Mỹ phía Mỹ đã có nêu tên cha tôi trong danh sách bảo lãnh, phần vì vào thời điểm này gia đình tôi vô cùng túng thiếu không đủ tiền để lo dịch vụ (thực chất là hợp tức hoá tệ nạn tham nhũng).

Cha tôi sống không có địa chỉ cố định, một thời gian sau ông lại bị bắt lần 2, về tội tham gia tổ chức phản động. vào chí hòa thăm ông mà nước mắt lưng tròng lần này nhờ có sự can thiệp bằng thư tay của một thượng nghị sỷ Mỹ cha tôi được tha, đến năm 1996 ông được một người cháu bảo lảnh sang Mỹ và mất năm 1999, hài cốt được gửi lại một ngôi chùa tại tiểu bang Texas.

ngày ông mất không có bạn bè, vợ con, người thân, chỉ có người cháu kế cận bên ông.

Giờ thì cho dù không thành danh nhưng dưới sự dẫn dắt của cha anh và các bậc niên trưởng tôi cũng đã thành nhân, tôi đã viết những dòng chử trên đây trong niềm cảm xúc, bồi hồi... những giọt lệ bổng dưng chảy dài trên má, tôi đã khóc ...

Vâng tôi đã khóc như những ngày xưa khi cha tôi lần đầu dẩn tôi nhập trường TSQ.

khóc để chiêm ngưởng cha tôi như một lời xin lổi muộn, bởi thế hệ chúng con đã không hoàn thành ý nguyện của cha đã giao phó. cha tôi đã mất như một người chiến sĩ thầm lặng đúng nghĩa, ông đã một đời trung thành với tổ quốc. mượn lời hai câu thơ để kết

Có những niềm riêng một đời giấu kín
Đến khi xuôi tay còn chút ngậm ngùi .

Kính bút
AET lê kim anh Sơn 4420 - SVSQ K31 TVBQGVN
email :son_leanh2001@yahoo.com
để tưởng niệm tr/tá:Lê văn Ký chỉ huy trưởng trại Quyết thắng Long thành, chỉ huy trưởng chiến đoàn 1 Sơn chà , Đà nẳng quận trưởng quận Giồng trôm , Kiến hoà...

No comments:

Post a Comment